Page 98 - TLDH.FULL.2doc
P. 98

- Về văn hoá, thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân.

                         +  Thực  dân  Pháp  thực  hiện  chính  sách  nô dịch  về  văn  hóa;  xóa  b   hệ
                  thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế.
                         +  Thực  dân  Pháp  mở  nhà  tù,  trại  giam  nhiều  hơn  trường  học;  khuyến

                  khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất
                  bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.

                         + Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.
                         + Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin
                  tiến bộ từ bên ngoài.

                         b. Sự thay đổi tính chất x  hội và cơ cấu giai cấp x  hội  iệt Nam
                         - Sự thay đổi về tính chất xã hội: Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành

                  xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
                         - Sự thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam:
                         Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo

                  dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc
                         + Giai cấp địa chủ, do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực

                  dân Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: đại địa chủ,
                  địa chủ vừa và nh . Số đại địa chủ là tay sai cho đế quốc, câu kết với đế quốc

                  thống trị, bóc lột nhân dân ta. Vì vậy, đại địa chủ là kẻ thù của dân tộc; là đối
                  tượng cách mạng cần đánh đổ. Số địa chủ vừa và địa chủ nh  đa phần là những
                  người có tinh thần yêu nước, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn

                  ép về kinh tế, nên một bộ phận không nh  địa chủ vừa và nh  không chịu nỗi
                  nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia

                  đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai. Vì vậy giai cấp lãnh đạo
                  cách mạng cần tranh thủ lôi kéo họ đứng về phía cách mạng để chống đế quốc

                  và tay sai.
                         + Giai cấp nông dân, giai cấp nông dân là thành phần đông đảo nhất trong
                  xã hội, chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóc lột nặng nề.

                  Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của  giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng
                  thêm lòng căm thù với đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách

                  mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Vì
                  vậy, đây là động lực của cách mạng.
                         + Tầng lớp tiểu tư sản, tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nh , viên

                  chức, trí thức, học sinh, sinh viên... phát triển khá nhanh. Họ nhạy cảm trước
                  thời cuộc, đời sống rất bấp bênh và dễ bị phá sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng

                  yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến
                  bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng quan trọng của cách mạng.






                                                              97
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103