Page 102 - TLDH.FULL.2doc
P. 102
Sau khi tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin rõ ràng lý luận cách mạng đã
có, nhưng lý luận cách mạng này mới chỉ được thâm nhập vào trong một con
người trong khi đó cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Từ 1921 đến 1929 Nguyễn i Quốc đã tiến hành một cuộc đấu tranh kiên
trì gian khổ để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đồng thời tích
cực chuẩn bị về mọi mặt để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn i Quốc chuẩn bị thành lập Đảng
+ Về tư tưởng: nhiệm vụ trung tâm là truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam làm cho Chủ nghĩa
Mác - Lênin trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc.
* Nguyễn i Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam thông qua những bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời
sống công nhân và xuất bản một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp (năm 1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn và
tội ác của chủ nghĩa đế quốc, khơi dậy mạnh m tinh thần yêu nước, thức tỉnh
tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
* Những bài báo và tác phẩm này đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin vào phong trào công nhân ở các nước thuộc địa, hướng nhân dân ở các
nước thuộc địa tới con đường giải phóng dân tộc của thời đại cách mạng vô sản.
+ Về tổ chức: nhiệm vụ trọng tâm về mặt tổ chức là chuẩn bị về đội ngũ
cán bộ và tạo điều kiện về mặt tổ chức cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
* Tháng 11/1924, Nguyễn i Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng
2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm
Cộng sản đoàn. Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên, nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội đã công bố chương trình điều lệ của Hội với
mục đích để làm cách mệnh dân tộc rồi sau đó làm cách mạng thế giới.
* Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã
mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây
dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước. Năm
1928, Hội thực hiện chủ trương “ vô sản hóa, đưa hội viên vào nhà máy, hầm
m , đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách
mạng Việt Nam.
* Ngoài việc huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên,
Nguyễn i Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại
trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và Trường Lục quân Hoàng Phố (Trung
Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
101