Page 33 - TLDH.FULL.2doc
P. 33

Chƣơng 4

                         HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN

                         I. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
                         1. Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị

                         a. Hàng hóa
                         - Khái niệm: hàng hóa là sản phẩm của lao động, dùng để th a mãn những

                  nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.
                         - Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng.

                         + Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa để th a mãn
                  nhu cầu nào đó của con người.

                           * Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa và lao động
                  của người sản xuất ra nó quyết định.

                         * Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

                         * Giá trị trao đổi là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được
                  trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

                         + Giá trị của hàng hóa là lượng lao động xã hội cần thiết của người sản
                  xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

                         - Thước đo lượng giá trị:
                         + Giá trị trao đổi chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá.

                         + Giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
                         Một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do nhiều người sản xuất ra nhưng

                  mỗi  người  sản  xuất  do  điều  kiện  sản  xuất,  trình độ  tay  nghề  là  không  giống
                  nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau,

                  do đó lượng giá trị cá biệt của hàng hoá mà từng người sản xuất ra là khác nhau.
                         Để trao đổi hàng hoá đó với nhau, không thể căn cứ vào giá trị cá biệt của

                  hàng hoá mà phải căn cứ vào giá trị xã hội của nó, vào lượng lao động xã hội
                  cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó.

                         + Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một

                  hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật
                  trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.

                          + Thời gian lao động xã hội cần thiết phụ thuộc vào năng suất lao động
                  xã hội và chất lượng của lao động.

                         Năng suất lao động xã hội là năng lực sản xuất của lao động được tính
                  bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng

                  thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.





                                                              32
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38