Page 34 - TLDH.FULL.2doc
P. 34

* Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội để sản

                  xuất ra hàng hóa hay tỷ lệ nghịch với giá trị của hàng hóa.
                         * Chất lượng lao động hay mức độ phức tạp của lao động tỷ lệ thuận với

                  giá trị của hàng hóa.
                         Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia thành lao động giản đơn
                  và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động của bất kỳ một người bình

                  thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức
                  tạp là lao động đòi h i phải được huấn luyện đào tạo thành lao động lành nghề.

                         - Tiền tệ: Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa tất yếu s  dẫn
                  đến sự xuất hiện của tiền tệ.

                         + Tiền là sản phẩm của lưu thông hàng hóa, bắt đầu từ những hành vi trao
                  đổi riêng lẻ, ngẫu nhiên, qua nhiều bước cuối cùng đến hình thái tiền tệ.
                         + Giá trị của hàng hóa biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức tiền tệ là giá

                  cả của hàng hóa đó.
                         + Các hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa trước hình thái tiền tệ bao

                  gồm: hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên; hình thái mở rộng của giá trị;
                  hình thái chung của giá trị.
                         + Bản chất của tiền tệ: tiền tệ (tiền vàng) là vật ngang giá chung cho tất cả

                  các hàng hóa.
                         b. Quy luật giá trị

                         - Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng
                  hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác
                  dụng của quy luật giá trị.

                         - Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá, dựa trên
                  cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

                         + Giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá
                  trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá

                  cả của nó s  cao và ngược lại.
                         + Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác
                  như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của người tiêu dùng... Tuy nhiên, nó hoàn

                  toàn nằm trong cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
                         2. Ý nghĩa của học thuyết giá trị

                         - Nắm vững học thuyết giá trị là tiền đề lý luận để nghiên cứu học thuyết
                  giá trị thặng dư.

                         - Nắm vững học thuyết giá trị cho chúng ta hiểu đúng quy luật cơ bản của
                  mọi nền sản xuất hàng hóa và có thể vận dụng quy luật ấy vào việc xây dựng
                  nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.






                                                              33
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39