Page 39 - TLDH.FULL.2doc
P. 39
+ Quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản ở các nướ diễn ra
không đều, diễn ra sự tranh chấp thị trường. Phương pháp phổ biến là tổ chứ
chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới.
+ Sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền không làm thay đổi bản chất
của chủ nghĩa tư bản. Đây chỉ là một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản,
nó vẫn dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động của
người công nhân, thu lợi nhuận độc quyền cao.
+ Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất
phát triển mạnh m với trình độ từ kỹ thuật thủ công, kỹ thuật cơ khí sang tự
động hóa,tin học hóa,…Cùng với quá trình đó là quá trình giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên của con người.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa tƣ bản độc quyền
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển
đạt tới mức điển hình trong lịch sử sản xuất của nhân loại.
+ Sự phát triển cả chiều rộng và chiều sâu đã dẫn đến phân công lao động
xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, quá trình sản xuất được liên kết và
phụ thuộc lẫn nhau thành hệ thống.
+ Trình độ chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động, mối liên hệ
kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt ch . Sản xuất độc quyền góp
phần xây dựng tác phong công nghiệp, thay đổi thói quen của người sản xuất
nh , hoàn thiện hơn một bước nền dân chủ tư sản so với trước.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền gắn với quá trình bóc lột chiếm lợi nhuận
cao; bản chất bóc lột thể hiện rõ dưới nhiều hình thức.
+ Các mâu thuẫn xã hội vốn có trong xã hội tư bản không những không
khắc phục nổi mà càng gay gắt hơn.
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội hóa cao
với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ngày càng lớn lên về quy mô
và phạm vi, thể hiện trong xã hội tư ản là các cuộc khủng hoảng kinh tế ngày
càng kéo dài, trầm trọng, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc.
+ Sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt giữa các nước tư bản với nhau, các nước
tư bản với các nước đang phát triển là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến xung đột và
chiến tranh đe dọa hòa bình và ổn định của nhân dân toàn thế giới.
38