Page 41 - TLDH.FULL.2doc
P. 41

Chƣơng 5

                    LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

                         I. LÝ LUẬN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

                         1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
                         a. Định nghĩa giai cấp công nhân

                         - Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen: Giai cấp công nhân hiện đại là con
                  đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng
                  sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.

                         - Ph.Ăngghen định nghĩa: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn
                  toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải kiếm sống

                  bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào… Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp
                  những người vô sản là giai cấp lao động của thế kỷ XIX”.
                         -  V.I.Lênin  bổ  sung,  giai  cấp  công  nhân  sau  cách  mạng  vô  sản,  giành

                  được chính quyền đã trở thành người chủ, lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng
                  chủ nghĩa xã hội.

                          - Đảng ta định nghĩa: “Giai cấp công nhân Việt nam là một lực lượng xã
                  hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc,
                  làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công

                  nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”
                         b. Đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân

                         - Về phương thức lao động: Giai cấp công nhân là những tập đoàn người
                  lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất
                  công nghiệp ngày càng hiện đại, có tính chất xã hội hóa cao

                         +  Đây  là  đặc  trưng  cơ  bản  để  phân  biệt người  công  nhân  hiện  đại  với
                  người thợ thủ công thời kỳ trước.

                         + Sản xuất đại công nghiệp càng phát triển, máy móc hiện đại càng nhiều,
                  sản xuất ngày càng có năng xuất cao, thợ thủ công phá sản, nông dân… gia nhập

                  đội ngũ công nhân ngày càng đông.
                         -  Về  địa  vị  của  giai  cấp  công  nhân  trong  quan hệ  sản  xuất  tư  bản  chủ
                  nghĩa: Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư

                  liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống.
                         + Đây là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản,

                  lao động làm thuê cho giai cấp hữu sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai
                  cấp tư sản.

                         + Giai cấp công nhân là giai cấp mà hạnh phúc hay đau khổ đều phụ thuộc
                  vào nhu cầu lao động, vào chuyển biến tốt xấu của công việc làm thuê.






                                                              40
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46