Page 7 - TLDH.FULL.2doc
P. 7

Cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ thúc đẩy nền sản xuất thủ công tư

                  bản chủ nghĩa chuyển sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, mà
                  còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển
                  của giai cấp vô sản.

                         Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản
                  xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc.

                         Mâu thuẫn trong xã hội tư bản chủ nghĩa bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh
                  tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản:
                         Cuộc  khởi  nghĩa  của  những  người  thợ  dệt  ở  Lyông  (Pháp)  năm  1831,

                  1834; Phong trào Hiến chương (Anh) từ năm 1830 đến năm 1840 đòi cải cách
                  dân chủ, tăng lương, giảm giờ làm; cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt ở

                  Xilêdi (Đức) năm 1844...
                         Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra yêu cầu khách quan phải
                  được soi sáng bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu

                  cầu khách quan đó.
                         Như vậy, vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã

                  phát triển ở các nước Tây Âu tiên tiến. Thời kỳ đó diễn ra những mâu thuẫn
                  không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản đã

                  bắt đầu ý thức được những lợi ích căn bản của mình và tiến hành cuộc đấu tranh
                  chống chủ nghĩa tư bản. Đó là cơ sở kinh tế - xã hội của sự xuất hiện chủ nghĩa
                  Mác và triết học Mác.

                         b. Tiền đề tư tưởng lý luận và khoa học
                         - Tiền đề tư tưởng lý luận: Là những thành tựu lý luận đỉnh cao của nhân

                  loại như: Triết học cổ điển Đức (đại biểu là: Cantơ, Hêghen và  L.Phoiơbắc);
                  kinh tế chính trị cổ điển Anh (đại biểu là: A. Xmít và Đ. Ricácđô); chủ nghĩa xã

                  hội không tưởng phê phán Pháp (đại biểu là: Xanh Ximông, Phuriê, R. Ô Oen).
                         - Tiền đề khoa học tự nhiên là các phát minh khoa học mang tính vạch
                  thời đại:

                         + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Jame Prescott Joule
                  phát hiện năm 1843: Định luật đã chứng minh một cách khoa học mối quan hệ

                  không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức
                  vận động của vật chất trong giới tự nhiên. Bác b  quan điểm duy tâm và siêu
                  hình về vật chất.

                         + Thuyết tiến hóa (Thuyết Chọn lọc TN) của Charles Darwin: Học thuyết
                  đã vạch ra quá phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền biến dị, và mối

                  quan  hệ hữu  cơ  giữa  các  loài  thực  vật,  động  vật  trong  quá  trình  chọn  lọc  tự
                  nhiên. Đây là cơ sở khoa học để khẳng định quan niệm biện chứng về mối liên






                                                               6
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12