Page 16 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 16
18
sinh vật và tự nhiên.
Biện pháp Ngăn chặn hành vi xả Ngăn chặn các hành vi
phòng thải vào môi trường các chất khai thác, sử dụng quá mức
ngừa thải, chất ô nhiễm. các thành phần môi trường.
Biện pháp Làm sạch môi trường như Khôi phục chất lượng
khắc phục thu gom, xử lý chất thải, làm và số lượng các thành phần
loãng độ độc hại của chất ô nhiễm. môi trường như gây nuôi các
hệ động vật, thực vật rừng,
nguồn lợi thủy sản, cải tạo đất,
nước…
Câu 14.
Hỏi: Kiểm soát ô nhiễm là gì? Kiểm soát ô nhiễm có đặc điểm nào?
Trả lời:
- Khái niệm: Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn và xử lý ô nhiễm (Khoản 22 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Kiểm soát ô nhiễm gồm kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường, sự cố môi trường.
- Đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm:
+ Chủ thể của kiểm soát ô nhiễm không chỉ là Nhà nước thông qua hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường mà còn bao gồm các doanh
nghiệp, các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân…Đó là trách nhiệm của toàn
xã hội.
+ Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không chỉ là các biện pháp mệnh lệnh,
bằng các công cụ hành chính mà còn bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kĩ
thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường…
+ Nội dung của kiểm soát ô nhiễm gồm: Thu thập, quản lí và công bố các
thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô
nhiễm, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, quản lý chất thải, xử lí
và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm.
+ Mục đích chính của kiểm soát ô nhiễm là phòng ngừa, khống chế không
để ô nhiễm môi trường xảy ra. Đó là quá trình con người chủ động ngăn chặn
các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Còn
nếu vì những lý do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô
nhiễm chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi