Page 20 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 20
22
Chương 2
HỎI ĐÁP VỀ NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ
CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 18.
Hỏi: Nước mặt là gì? Nguồn nước mặt có mấy loại? Để bảo vệ môi
trường nước mặt phải tuân theo quy định chung nào?
Trả lời:
- Khái niệm: Nước mặt là nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Phân loại nguồn nước mặt:
+ Nước mặt vĩnh viễn: Là loại nước luôn có quanh năm gồm các nước
sông, nước đầm và nước trong hồ.
+ Nước mặt bán vĩnh cửu: Là các vùng nước chỉ xuất hiện tại một thời
điểm nhất định trong năm gồm các khu vực nước như lạch, đầm phá, hố nước.
+ Nước mặt nhân tạo: Là nước được con người tạo ra và chứa trong các
hệ thống được xây dựng như khu vực hồ, đập và đầm lầy nhân tạo. Nguồn nước
mặt nhân tạo được lấy từ sông, suối, hồ rồi chứa vào đập để sử dụng dưới dạng thủy
điện.
- Theo Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, bảo vệ môi trường nước
mặt phải tuân theo quy định chung sau:
+ Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước
mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt
phải được tính toán, xác định và công bố.
+ Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với
mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. Không phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy
phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào
môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước
thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải
vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không
làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải
tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.