Page 69 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 69
71
Chương 3
HỎI ĐÁP MỘT SỐ TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 66.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH ở xã N, huyện H, tỉnh T do
hoạt động kém hiệu quả nên đã ngừng hoạt động từ tháng 7 năm 2021. Tuy
nhiên, đến tháng 1 năm 2022, một số người dân phát hiện doanh nghiệp
nuôi trồng thủy hải sản SH vẫn không thực hiện phục hồi môi trường sau
khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định nên đã làm đơn gửi
cơ quan chức năng đề nghị xử lý.
Hỏi:
a. Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH có vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường không? Vì sao?
b. Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Hành vi trên của doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH là vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường vì đã thỏa mãn 04 dấu hiệu của vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường:
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH đã thực hiện hành vi vi phạm là
không thực hiện phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy
sản. Hành vi này được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH biết hành vi không phục hồi môi
trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản là vi phạm pháp luật nhưng
với mục đích giảm chi phí nên vẫn thực hiện.
- Hành vi trên của doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định
số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản SH phải chịu trách nhiệm về hành vi