Page 72 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 72

74


          gia đình ông Nguyễn Văn T phải chấm dứt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý

          ra cống chung:

                 - Cách 1: Tố cáo

                 + Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường
          năm 2020“Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với

          cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

                 + Về hình thức tố cáo: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được
          trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 22 Luật Tố cáo năm

          2018).

                 + Về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Theo quy định tại khoản 1 Điều 41
          Luật tố cáo 2018 “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá

          nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào
          thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp

          luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan
          trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để
          thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo

          cơ  quan  quản  lý  nhà  nước  cấp  trên  quyết  định  giao  cho một  cơ  quan  có
          thẩm quyền chủ trì giải quyết. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc

          thẩm  quyền  giải  quyết  của  nhiều  cơ  quan  thì  cơ  quan  thụ  lý  đầu  tiên  có
          thẩm quyền giải quyết.”

                 Như vậy, trong trường hợp trên, người dân có thể gửi đơn tố cáo về hành

          vi vi phạm pháp luật của gia đình ông Nguyễn Văn T đến Ủy ban nhân dân xã
          Y, Ủy ban nhân dân huyện T để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý.

                 - Cách 2. Khởi kiện

                 + Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường

          năm 2020 “Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy

          định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật này và quy định khác của pháp
          luật có liên quan”. Do vậy, người dân có quyền khởi kiện.


                 + Thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
          quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày là ngày tổ chức, cá

          nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết thiệt hại do hành vi

          vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác. (Căn cứ theo
          Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 3 Điều 162 Luật Bảo vệ  môi

          trường năm 2020).
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77