Page 70 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 70
72
vi phạm của mình.
b. Căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định
số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị
định số 155/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường thì hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp nuôi
trồng thủy hải sản SH bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH bị áp dụng hình thức
phạt tiền theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 12 Nghị định số 155/2016. Cụ
thể hành vi không thực hiện phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi
trồng thủy sản bị áp dụng mức phạt tiền:
“5. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi
trồng thủy sản bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi
không thực hiện phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy
sản theo quy định”. Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Ngoài ra, căn cứ vào khoản 1, Điều 5 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP
“Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của
Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của
cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02
lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân”.
Như vậy, doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH sẽ bị áp dụng hình
thức phạt tiền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do là tổ
chức.
- Thứ hai, doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản SH còn bị áp dụng biện
pháp khắc phục quả theo điểm d khoản 11 Điều 1 Nghị định số 55/2021 như
sau:
“9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) ….
b) Buộc tháo dỡ công trình nuôi trồng thủy sản”.
Như vậy, trường hợp này, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản SH bị xử
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do đã có hành vi không thực