Page 134 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 134

133


                  hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm

                  của hành vi giúp sức. Nhƣ vậy, hành vi giúp sức hoàn thành khi thỏa mãn các
                  điều kiện sau:

                         Có hành vi phạm tội đƣợc thực hiện trên thực tế. Đó là hành vi thỏa mãn

                  đầy đủ dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm, có thể là hành vi phạm tội
                  chƣa hoàn thành hoặc hành vi phạm tội đã hoàn thành.

                         Hành vi tạo điều kiện tinh thần hay vật chất đà đƣợc thực hiện và có mối

                  quan hệ nhân quà với việc thực hiện tội phạm đó, có nghĩa là hành vi tạo điều

                  kiện phải đƣợc sử dụng vào việc thực hiện tội phạm của ngƣời khác.

                         Trách nhiệm hình sự của ngƣời giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội
                  phạm đƣợc thể hiện nhƣ sau:


                         - Giai đoạn chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm:

                         Theo lý luận về giai đoạn chuẩn bị phạm tội nói chung thì chuẩn bị xây
                  là giai đoạn trong đó ngƣời giúp sức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết

                  cho việc giúp sức để ngƣời khác thực hiện tội phạm đƣợc thuận lợi, dễ dàng.
                  Hành  vi  chuẩn  bị  giúp  sức  có  thể  đƣợc  thể  hiện  ở  việc  tìm  kiếm  công  cụ,

                  phƣơng tiện phạm tội, nghiên cứu cách khắc phục trở ngại, tìm hiểu các điều
                  kiện thực tế để đƣa ra lời khuyên, góp ý cho ngƣời khác thực hiện tội phạm.


                         Tƣơng tự, vấn đề trách nhiệm hình sự của ngƣời giúp sức trong giai đoạn
                  chuẩn bị thực hiện tội phạm chƣa đƣợc đề cập trong chính sách hình sự của

                  nƣớc ta từ trƣớc đến nay.

                         -  Giai đoạn giúp sức chƣa đạt:

                         Tuy trong thực tiễn xét xử không có hƣớng dẫn về việc xác định giai

                  đoạn hoàn thành của hành vi giúp sức mà chỉ có hƣớng dẫn về xác định hành vi
                  giúp sức chƣa đạt. Trên thực tế, hành vi giúp sức chƣa đạt có thể xảy ra các

                  trƣờng hợp nhƣ sau:

                         - Ngƣời đƣợc giúp sức lúc đầu chấp nhận sự hỗ trợ về vật chất hay tinh

                  thần của ngƣời giúp sức nhƣng sau đó không thực hiện bất cứ hành vi phạm tội
                  nào kể cả việc chuẩn bị phạm tội. Ví dụ: A vì ghen tuông mà muốn tạt axit vào

                  B. A nói điều này với C, do cũng có thù tức với B nên C nói sẽ mua axit cho A.
                  Nhƣng khi C mua đƣợc axit rồi thì A không dám thực hiện.

                         - Hành vi giúp sức đƣợc thực hiện nhƣng ngƣời thực hành không có khả

                  năng sử dụng sự giúp sức đó.
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139