Page 132 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 132

131


                         Ngƣời tổ chức chƣa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhƣng điều

                  luật viện dẫn trong trƣờng hợp này là điều luật về tổ chức thực hiện tội phạm,
                  điều luật quy định tội phạm cụ thể mà ngƣời tổ chức điều khiển thực hiện và

                  điều luật quy định về giai đoạn phạm tội chƣa đạt.

                         Khác với giai đoạn hoàn thành, giai đoạn chƣa hoàn thành của hành vi tổ
                  chức chỉ đặt ra trong các trƣờng hợp hành vi phạm tội chƣa thỏa mãn đầy đủ

                  các dấu hiệu khách quan cùa cấu thành hành vi tổ chức. Ở đây, ngƣời tổ chức
                  tuy đã có hành vi bắt đầu thực hiện hành vi thành lập nhóm đồng phạm hoặc
                  điều khiển hoạt động cùa nhóm đồng phạm nhƣng chƣa đƣa đến kết quả nhƣ

                  cấu thành của hành vi tổ chức đòi hỏi nhƣ: Không có nhóm đồng phạm đƣợc
                  thành lập để thực hiện tội phạm định tổ chức (nhƣ những ngƣời bị rủ rê, lôi kéo

                  không  nghe  theo,  đã  không  tham  gia  nhóm  đồng  phạm);  Nhóm  đồng  phạm
                  đƣợc thành lập nhƣng lại không thực hiện tội phạm theo ý định của ngƣời tổ
                  chức mà thực hiện tội phạm khác; Nhóm đồng phạm đƣợc thành lập nhƣng

                  chƣa đi đến việc thực hiện tội phạm (hành vi thỏa mãn những dấu hiệu của một
                  cấu thành tội phạm).

                         Thuộc về giai đoạn chuẩn bị thực hiện hành vi tổ chức là các hành vi

                  chuẩn  bị  cho  việc  thực  hiện  hành  vi  thành  lập  nhóm  đồng  phạm  hoặc  điều
                  khiển hoạt động của nhóm đồng phạm trong thực hiện một tội phạm cụ thế,

                  nhƣ lên kế hoạch thành lập nhóm đồng phạm hoặc kế hoạch điều khiển hoạt
                  động của nhóm đồng phạm...

                         c.  Trách nhiệm hình sự  các giai đoạn cố  ý thực hiện tội phạm  của

                  người giúp sức

                         Theo luật Hình sự Việt Nam, hành vi giúp sức là hành vi tạo những điều
                  kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm, bởi vậy hành vi giúp

                  sức  có thể  đƣợc  thực  hiện trƣớc  khi  thực  hiện tội phạm  (chuẩn  bị  công  cụ,
                  phƣơng tiện cho ngƣời thực hành), khi tội phạm đang đƣợc thực hiện và sau
                  khi thực hiện tội phạm (che giấu ngƣời phạm tội, cất giấu tang vật). Hành vi

                  giúp sức có thể gồm ba giai đoạn: chuẩn bị giúp sức, giúp sức chƣa đạt, giúp
                  sức hoàn thành. Cả ba giai đoạn trên đều có thể xảy ra tại các thời điểm: trƣớc

                  khi tội phạm đƣợc thực hiện, tội phạm đang đƣợc thực hiện và sau khi tội phạm
                  đã thực hiện xong (có hứa hẹn trƣớc).

                         Tƣơng tự nhƣ việc xác định giai đoạn hoàn thành của hành vi xúi giục,

                  hành vi giúp sức hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu
                  hiệu cấu thành tội phạm của hành vi giúp sức. Điều đó có nghĩa, hành vi giúp
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137