Page 130 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 130
129
đoạn phạm tội chƣa đạt và ngƣời thực hành đã có những hành vi bắt đầu thực
hiện tội phạm chung, cụ thể là họ đã có hành vi đi liền trƣớc hành vi khách
quan hoặc đã thực hiện hành vi khách quan của một cấu thành tội phạm cụ thể.
Hành vi thực hành chƣa đạt không thể đặt ra đối với ngƣời đồng thực hành đã
hoàn thành phần đóng góp vào việc thực hiện tội phạm chung nhƣng tội phạm
chung bị dừng lại ở giai đoạn chƣa đạt thì hành vi đã thực hiện của họ cũng chỉ
bị coi là hành vi thực hành chƣa đạt.
Nhƣ vậy, việc xác định giai đoạn chuẩn bị và chƣa đạt của hành vi thực
hành, về cơ bản có thể dựa vào quy định về giai đoạn chuẩn bị phạm tội và
phạm tội chƣa đạt tại Điều 14 và 15 Bộ luật hình sự năm 2015.
b. Trách nhiệm hình sự các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm của
người tổ chức
Theo quy định về ngƣời tổ chức tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015
cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức bao gồm các dấu hiệu khách quan:
Hành vi tổ chức nhóm đồng phạm hoặc hành vi điều khiển hoạt động của nhóm
đồng phạm; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi đó với việc thực hiện tội phạm
của nhóm đồng phạm. Cũng nhƣ các loại hành vi đồng phạm khác, hành vi tổ
chức hoàn thành khi hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành
tội phạm của hành vi tổ chức trong đó có các dấu hiệu khách quan nêu trên.
Trên thực tế, hành vi tổ chức hoàn thành khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải có hành vi phạm tội đƣợc thực hiện trên thực tế. Đó là hành vi
thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm, có thể là hành
vi phạm tội chƣa hoàn thành hoặc hành vi phạm tội đã hoàn thành:
- Hành vi phạm tội đó đã đƣợc thực hiện bởi nhóm đồng phạm mà nhóm
đó đã đƣợc ngƣời tổ chức thành lập hoặc điều khiển.
Nhƣ vậy, cũng giống nhƣ hành vi xúi giục và giúp sức, việc xác định
giai đoạn hoàn thành của hành vi tổ chức không phụ thuộc vào việc xác định
giai đoạn hoàn thành của tội phạm chung.
- Giai đoạn chuẩn bị tổ chức: