Page 180 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 180

- Nội dung 1: Nếu người thừa kế thực hiện giao dịch với một phần di sản và

          được nhận một  khoản tiển nhưng người này lại không sử dụng khoản tiền này để
          lo cho cuộc sống của người đồng thừa kế thì án lệ không quy định rõ hướng xử lý
          như thế nào. Trong trường hợp này nên xử lý theo hướng xác định khoản tiền đã

          thu về đó là di sản thừa kế. Người thừa kế đã định đoạt một phần di sản phải sáp
          nhập số tiền đó với khối tài sản còn lại để chia di sản. Trong thực tiễn xét xử, Tòa

          đã áp dụng theo hướng này với tình huống trên nhưng chưa phát triển thành án lệ.

               - Nội dung 2: Nếu một người định đoạt di sản những người đồng thừa kế
          khác không tham gia không đồng ý thì giải quyết như thế nào. Trong trường hợp

          này nên xử lý theo hướng xác định giao dịch vô hiệu đối với phần giao dịch không
          được sự đồng ý của những người đồng thừa kế khác.

               IV. ÁN LỆ SỐ 24/2018/AL CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ DI

          SẢN  THỪA  KẾ  CHUYỂN  THÀNH  TÀI  SẢN  THUỘC  QUYỀN  SỞ  HỮU,
          QUYỀN SỬ DỤNG HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN

               Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở

          hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân được Hội đồng Thẩm phán TAND tối
          cao thông qua ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA
          ngày 06/11/2018 của Chánh án TAND tối cao.


               1. Nội dung án lệ số 24/2018/AL

               a. Nội dung vụ án

               Tại “Đơn khởi kiện đòi đất” đề ngày 30/6/2004 và các đơn yêu cầu, lời khai
          trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Phạm Thị H, Phạm Thị H1, Phạm Thị

          H2 trình bày:

               Cha, mẹ các bà là cụ Phạm Văn H (chết năm 1978) và cụ Ngô Thị V (chết
          ngày 21/8/1994) có bảy con là ông Phạm Văn H3, ông Phạm Văn Đ (chết năm

          1998), ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn Q (chết năm 2000) và các bà là Phạm Thị
          H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2. Sinh thời các cụ có gian nhà, gian bếp trên khoảng

          464m2 đất tại thị trấn Q, tỉnh Hà Tây (cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội).

               Năm 1991, cụ V đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: Bốn con trai mỗi
          người 1 phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m2) chia

          chung cho ba con gái (là các nguyên đơn). Ngay sau khi được chia, ông Đ đã bán
          lấy tiền vào tỉnh Sông Bé (cũ) sinh sống; ông T, ông Q đã nhận đất xây dựng nhà
          ở. Phần các bà được chia nằm liền với phần đất cụ V chia cho ông H3 (có chiều

          ngang 4m giáp đường). Riêng ông H3 lúc đó đã có nhà đất ở nơi khác nên ông


                                                     178
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185