Page 111 - Ky yeu HT-Tom tat
P. 111

HUY ĐỘNG VỐN TRONG BỐI CẢNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
                      HẬU COVID – 19: “GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA”

                 RAISING CAPITAL IN THE CONTEXT OF POST – COVID-19 RECOVERY AND
                   DEVELOPMENT: SOLUTIONS FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES


                                                                                PGS.TS Hà Thị Thúy Vân

                                                                               Trường Đại học Thương mại
                                                        Tóm tắt

                      Trong những năm vừa qua, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không ngừng phát
               triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp 48% vào GDP cả nước và tạo ra 50% số lượng
               việc làm của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các doanh
               nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn một số hạn chế nhất định như: trình độ công nghệ lạc hậu, mô hình
               quản trị doanh nghiệp còn yếu, năng suất lao động thấp, kém minh bạch về thông tin... Những
               nhược điểm này phần nào đã hạn chế khả năng tiếp cận những nguồn vốn trên thị trường tài
               chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: phát hành chứng khoán, tìm kiếm nguồn vốn từ
               đối tác chiến lược, thu hút vốn từ các quỹ đầu tư... Theo số liệu thống kê, kênh tín dụng ngân
               hàng hiện vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng
               nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này, một mặt, sẽ
               gây cản trở cho quá trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặt khác,
               cũng gây ra những áp lực về thanh khoản cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Vì vậy, trong bài
               viết này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng các kênh huy động vốn tại Việt Nam trong
               thời gian qua để từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các
               nguồn vốn khác trên thị trường tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian sắp tới.

               Từ khóa: Huy động vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hậu Covid-19
                                                        Abstract

                      Small and medium-sized businesses have steadily increased in size and quality over the
               past several years, producing 48% of the nation's GDP and 50% of all new employment during
               that  time.  Notwithstanding  their  successes,  small  and  medium-sized  businesses  nevertheless
               face  several  obstacles,  including  a  low  level  of  worker  productivity,  a  weak  corporate
               governance model, and a lack of information openness. These drawbacks have made it more
               difficult for small and medium-sized businesses to raise cash on the financial market through
               the  issuance  of  securities,  partnerships  with  strategic  investors,  and  investment  funds,  for
               example. According to data, the major source of capital supply is still bank credit, particularly
               medium and long-term capital to satisfy the demands of small and medium-sized businesses for
               investment  and  company  growth.  The  sustainable  growth  of  small  and  medium-sized
               businesses will be hampered by this on the one hand, and the liquidity of the credit institution
               system will also be under strain. In order to improve access to other sources of capital in the
               financial market for small and medium-sized enterprises in the near future, the author of this
               article conducts research on the state of capital mobilization channels in Vietnam in recent
               years. As a result, some policy implications are provided.

               Keywords: Small and medium-sized businesses, capital mobilization, post-Covid-19





                                                           98
   106   107   108   109   110   111   112   113