Page 23 - 8 - Những Tâm Hồn Cao Thượng
P. 23
kinh ngạc.
“Đó là Mary, vợ bác”, ông nói và chỉ tay vào ảnh của người phụ nữ lớn tuổi hơn. “Bà ấy qua đời
đã được sáu năm rồi. Và kia là Alice. Con bé từng là một y tá rất giỏi. Mất con bé là một cú sốc quá
sức chịu đựng đối với Mary vợ ta.”
Đáp lại câu chuyện của ông là những giọt nước mắt của tôi, những giọt nước mắt mà trước đây tôi
đã không thể khóc thương cho chính nỗi đau của mình. Tôi khóc cho bà Mary. Tôi khóc cho Alice. Tôi
khóc cho ông Burns. Và tôi còn khóc thương cho người bố mà tôi đã không kịp nói lời vĩnh biệt.
Mỗi tuần, tôi đến thăm ông Burns hai lần, luôn luôn vào cùng một thời điểm. Mỗi lần tôi đến, ông
Burns đều ngồi trên chiếc ghế của mình, còn cây gậy của ông thì được dựng tựa vào tường. Ông Burns
có một chiếc ti vi trắng đen nhỏ, nhưng rõ ràng ông vẫn thích đọc sách và nghe máy hát đĩa để giải trí
hơn. Dường như ông rất vui mỗi khi tôi đến chơi. Mặc dù đã tự nhủ rằng mình thật vui sướng khi được
giúp đỡ người khác, nhưng tôi còn hạnh phúc hơn khi gặp được một người mà mình có thể tâm sự
được mọi tâm tư, tình cảm, những điều mà cho tới lúc đó tôi hầu như không dám thú nhận cả với chính
mình.
Trong lúc tôi pha trà, câu chuyện lại bắt đầu. Tôi kể cho ông Burns biết rằng tôi cảm thấy ăn năn
biết dường nào khi đã bất hòa với bố mình đến độ không nói chuyện với ông trong suốt hai tuần trước
ngày ông mất. Tôi sẽ không bao giờ có được cơ hội xin bố tha thứ. Và bố tôi cũng chẳng bao giờ còn
có cơ hội để làm điều đó với tôi.
Mặc dù ông Burns cũng có tham gia vào câu chuyện, nhưng ông đã nhường phần lớn thời gian cho
tôi. Chủ yếu là tôi nói, còn ông chỉ là người nghe. Nhưng cách ông lắng nghe thật lạ! Ông không chỉ
chăm chú lắng nghe những gì tôi nói mà dường như ông rất hiểu tôi, chú ý đến tất cả những gì tôi kể,
và ông còn nói thêm vào những chi tiết được đúc kết từ kinh nghiệm cũng như từ trí tưởng tượng của
chính mình để hiểu chính xác hơn những điều tôi nói.
Sau đó khoảng một tháng, tôi quyết định đến thăm ông vào một ngày nghỉ. Tôi đã không gọi điện
báo trước cho ông vì hình thức xã giao đó có vẻ như không cần thiết đối với mối quan hệ của ông cháu
tôi. Từ xa, tôi đã nhìn thấy bóng ông đang làm vườn, ông khom người một cách dễ dàng và đứng lên
cũng rất thoải mái. Tôi lặng người vì kinh ngạc. Phải chăng đây chính là người đàn ông phải chống cây
gậy to tướng để đi mà tôi biết hôm nào?
Bất chợt ông nhìn về phía tôi. Vì nhận thấy sự ngạc nhiên của tôi trước chuyển biến lạ lùng của
ông, nên ông vẫy tôi lại gần, trông ông rất lúng túng. Tôi không nói gì nhưng vẫn đồng ý vào nhà.
“Xem nào, tiểu thư! Lần này để ta pha trà mời cháu nhé.”
“Sao thế ạ?”, tôi hỏi. “Cháu đã nghĩ là...”
“Ta biết con đang nghĩ những gì, cháu yêu à. Khi lần đầu tiên con gặp ta ở chợ..., à, là lúc ta vừa bị
trặc cổ chân trước đó mấy ngày. Do ta vấp phải một hòn đá trong lúc làm vườn đấy mà. Ta lúc nào
cũng giống như một gã khờ vụng về.”
“Nhưng... ông đã đi lại bình thường... từ bao giờ thế?” Không hiểu sao lúc ấy, ánh mắt ông cùng