Page 22 - 8 - Những Tâm Hồn Cao Thượng
P. 22

Giúp đỡ lẫn nhau



                             ười tám tuổi, tôi rời nhà mình ở Brooklyn, New York để đến học Sử học tại
                           M
                             Đại học Leeds ở Yorkshire, Anh quốc. Đó là khoảng thời gian lý thú nhưng
                           cũng đầy khó khăn trong cuộc đời tôi vì lúc ấy tôi vừa phải cố gắng thích nghi
                           với môi trường sống xa lạ, vừa phải học cách đương đầu với nỗi đau mất cha -

                           một biến cố vừa mới xảy ra mà tôi vẫn chưa thể chấp nhận được.

      Một ngày nọ khi đi chợ, trong lúc đang phân vân chẳng biết nên chọn mua bó hoa nào để tô điểm

  cho căn phòng trọ tuy tiện nghi nhưng buồn tẻ của mình, tôi chợt để ý thấy một ông cụ đang lúng túng
  xoay xở vì vừa phải chống gậy vừa phải ôm cả một túi táo. Tôi bèn chạy vội đến và đỡ hộ túi táo để
  ông có thể lấy lại thăng bằng.


      “Cảm ơn cháu yêu”, ông nói với chất giọng đặc trưng của miền Yorkshire mà tôi nghe chẳng bao
  giờ chán. “Ta không sao đâu, cháu đừng lo”, ông vừa nói vừa nhìn tôi mỉm cười, nụ cười ấy không chỉ
  thể hiện qua khóe môi mà còn qua đôi mắt xanh sáng hấp háy của ông nữa.


      “Cháu có thể đi cùng ông không?”, tôi hỏi dò. “Cháu chỉ muốn chắc rằng mấy quả táo đó không bị
  biến thành nước sốt táo sớm hơn bình thường thôi.”


      Ông cụ bật cười và nói: “Cháu đang sống xa nhà phải không cô bé? Cháu từ Mỹ đến à?”. “Dạ phải,
  nhà cháu ở New York. Trên đường đi cháu sẽ kể cho ông nghe về nơi đó.”


      Thế là tôi bắt đầu trở thành bạn của ông Burns. Nụ cười cũng như sự nhiệt tình của ông chẳng bao
  lâu đã trở nên rất có ý nghĩa đối với tôi.


      Khi chúng tôi cùng đi, hình ảnh ông Burns (tôi luôn gọi ông như thế và chưa bao giờ tôi biết tên
  thật của ông) tì cả người vào cây gậy to chắc, nhiều mấu của mình khiến tôi liên tưởng đến cây gậy
  quyền trong kinh thánh. Khi về đến nhà ông, tôi giúp ông bày những thứ ông vừa mua được lên bàn và
  nằng nặc xin được giúp ông pha “trà” – có nghĩa là bữa ăn của ông. Tôi thầm hiểu sự phản đối yếu ớt
  của ông chính là lời cám ơn cho sự giúp đỡ của tôi.


      Sau khi pha trà xong, tôi hỏi ông xem liệu tôi có thể quay lại thăm ông lần nữa không. Tôi nghĩ
  mình thỉnh thoảng nên ghé thăm để xem ông có cần gì không. Ông nháy mắt và mỉm cười trả lời:

  “Trước lời đề nghị của một tiểu thư tốt bụng như cháu, làm sao ta có thể từ chối được”.

      Ngày hôm sau tôi lại đến, cũng khoảng vào giờ hôm trước để có thể giúp ông chuẩn bị bữa ăn tối.

  Với tôi, cây gậy to kia chính là lời nhắc nhở thầm lặng rằng ông đã rất yếu, và mặc dù chẳng bao giờ
  mở lời nhờ vả, song ông cũng không từ chối sự giúp đỡ. Chính vào tối hôm đó, hai ông cháu tôi đã có
  một buổi trò chuyện thân tình “từ trái tim đến trái tim”. Ông Burns hỏi thăm việc học của tôi, những dự
  định tương lai và chủ yếu là ông hỏi thăm về gia đình tôi. Tôi kể cho ông biết là bố tôi vừa mới qua
  đời, song không nói nhiều lắm về mối quan hệ giữa hai bố con tôi. Khi nghe xong câu chuyện của tôi
  ông chỉ về phía hai khung ảnh đặt cuối bàn cạnh chiếc ghế nơi ông ngồi. Đó là hình chụp hai người phụ

  nữ khác nhau. Một người rõ ràng là lớn tuổi hơn người còn lại, nhưng hai người lại giống nhau đến
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27