Page 34 - GDDP10_20-9
P. 34
1. Nhan đề của bài thơ thể hiện nét đặc trưng gì của thành phố Hải Phòng? Nét
đặc trưng đó được làm rõ thêm qua những câu thơ nào trong bài thơ?
2. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ
tình. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ
thứ nhất.
4. Trong tám câu thơ cuối bài thơ, hình ảnh Hải Phòng hiện lên với những đặc
điểm, phẩm chất nào? Nhận xét về từ ngữ, giọng điệu của tác giả trong đoạn
thơ này.
5. Em hiểu từ “Người” ở câu thơ cuối là chỉ đối tượng nào? Có thể thay thế bằng
một từ khác hay không? Vì sao?
6. Khi sáng tác bài thơ năm 1970, nhà thơ đã hình dung về tương lai thành phố
“tráng lệ rộng dài”. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về Hải Phòng hôm nay và
mai sau?
NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT
CỦA MỘT BÀI THƠ HOẶC MỘT ĐOẠN THƠ VIẾT VỀ HẢI PHÒNG
1- Chuẩn bị
- Chuẩn bị nói:
+ Lựa chọn bài thơ hoặc đoạn thơ viết về Hải Phòng mà em muốn giới thiệu với
mọi người. Tập đọc diễn cảm bài thơ hoặc đoạn thơ đó.
+ Xác định đối tượng, mục đích, thời lượng trình bày bài thuyết trình.
+ Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình (Bài thơ/ đoạn thơ thể hiện hình ảnh
Hải Phòng như thế nào? Bài thơ/đoạn thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của
nhân vật trữ tình? Bài thơ/ đoạn thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào? …)
+ Cung cấp cho người nghe văn bản bài thơ/ đoạn thơ trước khi trình bày.
+ Các phương tiện hỗ trợ: bài trình chiếu, tranh ảnh, nhạc, video,... (nếu cần)
- Chuẩn bị nghe:
+ Tìm hiểu về bài thơ hoặc đoạn thơ sẽ được nghe thuyết trình.
+ Chuẩn bị tâm thế lắng nghe; xác định các vấn đề, câu hỏi cần thảo luận
31