Page 35 - GDDP10_20-9
P. 35

2- Thực hành
          - Người nói:


            + Thuyết trình:

               ✓ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu ngắn gọn về bài thơ/đoạn thơ viết về Hải Phòng,
               đọc diễn cảm bài thơ/ đoạn thơ

               ✓ Nội dung chính: hình ảnh Hải Phòng trong bài thơ/đoạn thơ, đặc sắc về nội
               dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong
               bài thơ/đoạn thơ.

               ✓ Kết thúc: thông điệp muốn gửi gắm đến người nghe qua bài thuyết trình,
               bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi, thảo luận của người nghe

            + Phản hồi và trao đổi ý kiến với người nghe một cách tôn trọng, cầu thị.
          - Người nghe:


            + Nghe thuyết trình: ghi chép các ý tưởng trong bài thuyết trình khiến mình thấy
            hứng thú, những điều băn khoăn, muốn trao đổi; chú ý phong thái của người nói.

            + Trao đổi: Chia sẻ điều mình thấy hợp lý hấp dẫn trong bài thuyết trình; nêu
            những điều còn băn khoăn, có thể đặt câu hỏi để người nói chia sẻ thêm cảm xúc
            về bài thơ hoặc đoạn thơ.

                Thảo luận nhóm về chủ đề sau: Điều gì giúp các nhà thơ sáng tác thành công
                về đề tài Hải Phòng?

                1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm (4-6 học sinh) thiết kế một trang họa
                báo sưu tầm và ghi chép lại các tác phẩm thơ viết về Hải Phòng. Trưng bày

                và giới thiệu sản phẩm trước lớp.

                2. Em hãy tập sáng tác thơ viết về đề tài thành phố Hải Phòng. Chia sẻ với
                các bạn trong lớp những vần thơ mà em đã viết.

                Một số bài thơ về thành phố Hải Phòng:













                   (Trang thơ Thành phố lấp lánh muôn vì sao, Báo Hải Phòng cuối tuần ngày 09.09.2021
                  và Trang thơ Mỗi địa danh đều gợi bao ý thơ, Báo Hải Phòng cuối tuần ngày 28.10.2021)


                                                      32
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40