Page 31 - GDDP10_20-9
P. 31

CHỦ ĐỀ




                4                  HẢI PHÒNG QUA NHỮNG TRANG THƠ











                  Yêu cầu cần đạt:


           1 Nhận biết và phân tích được vẻ đẹp của thành phố Hải Phòng trong thơ ca.
           1 Phân tích và đánh giá được nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật của  tác phẩm
                thơ viết về Hải Phòng.

           1 Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một
                bài thơ hoặc đoạn thơ viết về Hải Phòng.
           1 Bồi đắp tình yêu và ý thức trách nhiệm với thành phố Hải Phòng.











               Hải Phòng không chỉ tự hào là một cửa ngõ giao thương quốc tế, một trung tâm
          công nghiệp lớn vùng Duyên Hải Bắc Bộ mà còn là thành phố của thơ ca. Những câu

          thơ viết về thành phố không chỉ được chắp bút bởi những người con sinh ra ở miền
          đất Cảng như Lê Đại Thanh, Thi Hoàng, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Thị Hoài Thanh...
          mà còn có cả những người hữu duyên đến với mảnh đất này như Nguyên Hồng, Hải
          Như, Thanh Tùng, Phạm Ngà, Lưu Quang Vũ, Mai Văn Phấn... Qua trang thơ, các tác

          giả đã khắc họa một Hải Phòng sôi động, tấp nập với cảng biển, cầu tầu, bến chợ, nhà
          máy, phố phường gắn với những cái tên rất đặc biệt: Cầu Đất, cầu Rào, sông Lấp, chợ
          Hàng, chợ Sắt, Máy Chai...  Màu đỏ của hoa phượng là điểm nhấn rực rỡ, tạo nên nét
          đẹp đặc trưng cho bức tranh Hải Phòng trong thơ. Tâm điểm của bức tranh ấy, con

          người Hải Phòng hiện lên qua ngòi bút của các thi sĩ với tính cách phóng khoáng,
          tâm hồn nồng nhiệt, trí tuệ nhạy bén. Về mặt nghệ thuật, thơ viết về Hải Phòng sử
          dụng linh hoạt các thể thơ, bút pháp và giọng điệu. Để tái hiện hình ảnh Hải Phòng
          những tháng năm lam lũ nhọc nhằn, các nhà thơ thường sử dụng hình ảnh đậm

          chất hiện thực và giọng điệu trầm lắng, suy tư (Nhớ Hải Phòng - Nguyễn Đình Thi,
          Những người trên cửa biển - Văn Cao,... ). Khi viết về Hải Phòng trong kháng chiến

                                                      28
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36