Page 58 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 58
Bài 10: Hoà hợp vợ chồng : Triển nở trong tình yêu
Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả,
hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.
(1 Cr 13,7)
Với lời cam kết: “Anh (em) nhận em (anh) làm vợ (chồng) và hứa sẽ giữ lòng
chung thuỷ với em (anh) khi thịnh vƣợng cũng nhƣ lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng
nhƣ lúc mạnh khoẻ để yêu thƣơng và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh
(em)”, đôi bạn chính thức trở thành vợ chồng.
Lời cam kết khép lại thời kỳ đính hôn, đồng thời mở ra cánh cửa cho cuộc sống
hôn nhân và gia đình.
Trong đời sống hôn nhân và gia đình, việc tiếp tục vun xới cho tình yêu lứa đôi
là một việc rất quan trọng. Gia đình có đƣợc hạnh phúc hay không, chủ yếu là do hai
vợ chồng có biết chăm sóc cho tình yêu thuở ban đầu, để tình yêu ấy dần dần trở
thành ân sâu nghĩa nặng, không bao giờ tàn phai.
Thế nhƣng, làm sao để tình yêu dành cho nhau mỗi ngày một thêm triển nở?
Làm sao để sống lời cam kết ngày thành hôn đƣợc thêm sâu xa hơn? Để tình nghĩa
vợ chồng ngày càng thêm đậm đà và bền chặt, vợ chồng cần phải:
1. Tôn trọng nhau
Trong ngày thành hôn, anh chị cầm tay nhau cam kết sẽ yêu thƣơng và tôn
trọng nhau không chỉ một năm, hai năm, năm năm, mà là “mọi ngày suốt đời”. Yêu
thƣơng và tôn trọng phải đi đôi với nhau. Vợ kính trọng chồng, chồng tôn trọng vợ.
Cả hai quý mến, trân trọng nhau.
Trƣớc hết, trọng kính là phải nhìn nhận nhau. Vợ không phải là ngƣời hầu hoặc
nô lệ của chồng, mà là ngƣời bạn đời. Nam và nữ khác biệt nhau, nhƣng bình đẳng
với nhau vì cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa, đƣợc tạo dựng để trở thành trợ tá của
nhau, bổ túc cho nhau và hiệp thông với nhau.
Tiếp đến, trọng kính là phải đón nhận nhau. Gia đình Nadarét đƣợc bắt đầu
bằng sự đón nhận: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng sợ đón bà Maria vợ ông
về...” (Mt 1,20). Không chỉ đón nhận những ƣu điểm, mà còn cả những khuyết điểm,
nghĩa làø đón nhận trọn vẹn con ngƣời của nhau với quá khứ, hiện tại, cũng nhƣ
tƣơng lai. Thuở mới quen nhau, anh chị đã khám phá ra rất nhiều cái đẹp của nhau,
những cái làm cho nhau ngƣỡng mộ, si mê. Khi bƣớc vào cuộc sống gia đình, anh chị
dần dần khám phá thêm nhiều điều khác. Những điều này có thể là “mặt trái” của
nhau. Đón nhận nhau ở đây, trƣớc hết là tôn trọng những khác biệt về cách suy
nghĩ, cảm nhận... qua việc trao đổi, lắng nghe, để hiểu biết con ngƣời của nhau hơn,
nhờ đó giúp nhau mỗi ngày một nên hoàn thiện.
Sự tôn trọng đƣợc diễn tả qua cách cƣ xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Không phải chỉ tôn trọng nhau trong lúc thành công, thịnh vƣợng và mạnh khoẻ, trái
lại trong lúc gian nan, thất bại và bệnh tật lại cần phải tôn trọng và nâng đỡ nhau
hơn nữa. Tránh nói với nhau bằng những lời lẽ tục tằn, thô lỗ, hoặc nói xấu nhau với
ngƣời thứ ba. Ngƣợc lại, biết dành cho nhau những lời nói nhẹ nhàng âu yếm, những
cử chỉ trân trọng, lịch sự, lễ độ, “tƣơng kính nhƣ tân”.
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 58