Page 62 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 62
Bài 11: Hoà hợp vợ chồng: Giải quyết những xung đột
Chúa Giêsu giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây:
Mẹ Ngài là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau,
đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần.
Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà,
định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo.
(Mt 1, 18-19)
Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, êm ả. Có những lúc trời quang
mây tạnh, nhƣng cũng có những lúc bão táp mƣa sa. Cuộc sống gia đình cũng vậy.
Có những lúc êm ấm hạnh phúc, nhƣng cũng có những lúc bất hoà, cơm chẳng lành,
canh chẳng ngọt. Chính Thánh gia ngày xƣa cũng đã trải qua những kinh nghiệm đó.
Chẳng hạn trƣớc khi về chung sống với nhau, thánh Giuse phát hiện Đức Maria có
thai, mà bào thai đó lại không phải là của mình. Rồi khi lạc mất Chúa Giêsu trong lần
hành hƣơng lên đền thờ Giêrusalem, thánh Giuse và Đức Maria đã phải lo lắng chạy
đôn chạy đáo đi tìm con ròng rã ba ngày...
Dù vợ chồng có yêu nhau thắm thiết, thì nhiều lúc vẫn xảy ra những bất hoà.
Những bất hoà đó có thể làm cho tình yêu bị sói mòn và có thể đƣa đến những đổ vỡ
tai hại. Tuy nhiên, nếu biết cách giải quyết, chúng sẽ là cơ hội giúp hai vợ chồng hiểu
nhau hơn và tình yêu mỗi ngày một thêm triển nở.
1. Những nguyên nhân gây xung đột
Những xung đột giữa vợ chồng xảy ra thƣờng là do:
- Sự khác biệt về tâm sinh lý giữa nam – nữ. (Xem bài 9: Hoà hợp vợ chồng –
Sự khác biệt giữa nam và nữ)
- Sự khác biệt về cá tính của mỗi ngƣời: Ngƣời thì nhanh nhẹn và tháo vát,
ngƣời thì chậm chạp và ù lì.
- Sự khác biệt về cách nhận thức, về quan điểm, về sở thích đối với các vấn đề
trong cuộc sống, nhất là về bậc thang giá trị: Ngƣời thì coi trọng tình nghĩa,
ngƣời thì đặt nặng vật chất.
- Sự khác biệt về nền giáo dục mà mỗi ngƣời đã nhận đƣợc, nhất là nền giáo
dục trong gia đình.
- Những trục trặc trong đời sống chăn gối.
- Những lầm lỗi: Ngoài những nét đáng yêu, ai cũng có những yếu đuối, lỡ lầm
và cả những thói hƣ tật xấu.
- Thiếu tổ chức trong gia đình: thiếu phân công, thiếu chia sẻ, thiếu quan tâm
đến nhau, thiếu trật tự.
- Bất đồng trong việc quản lý và chi tiêu: Ngƣời thì tiết kiệm dè xẻn, ngƣời thì
hoang phí đua đòi.
- Bất đồng về giáo dục con cái: Ngƣời thì quá nghiêm khắc, ngƣời thì quá chiều
chuộng.
- Bất đồng trong cách cƣ xử với họ hàng hai bên: bên trọng bên khinh!
Những xung đột trên có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại:
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 62