Page 59 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 59
2. Hy sinh cho nhau
“Không có tình thƣơng nào cao cả hơn tình thƣơng của ngƣời đã hy sinh tính
mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Một trong những bằng chứng về tình yêu
chân thật, đó là sự hy sinh, quên mình. Yêu nhau mà không chấp nhận hy sinh, gian
khổ vì nhau và với nhau, thì chƣa phải là yêu nhau thật sự.
Trời có lúc nắng, lúc mƣa. Cuộc đời mỗi ngƣời cũng vậy, có lúc thịnh lúc suy, có
lúc vui lúc buồn, có lúc khỏe lúc đau. Tình yêu luôn đòi hỏi sự thuỷ chung. Nếu chỉ
yêu nhau lúc thịnh vƣợng, may mắn, mạnh khoẻ, còn khi gặp gian nan khốn khó, rủi
ro, thì lìa bỏ nhau, thử hỏi nhƣ vậy có phải là yêu nhau thành thật hay không? Khi
thành thật yêu nhau, ngƣời ta phải chấp nhận thực tế đó.
“Đi đâu, cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”.
Ngƣợc lại với sự quên mình là tính ích kỷ. Kẻ ích kỷ thƣờng độc tài, độc đoán,
chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ biết đến quyền lợi của mình. Kẻ độc tài có thể bắt ngƣời
khác vâng theo ý mình, nhƣng không dễ làm ngƣời khác yêu mình.
Hy sinh quên mình là vì hạnh phúc của vợ, của chồng, của con. Hy sinh trong
những vấn đề cụ thể. Hạnh phúc gia đình đƣợc xây dựng bằng những điều nhỏ mọn,
bằng những hi sinh liên lỉ hằng ngày của cả đôi bên, chẳng hạn nhƣ trong việc sử
dụng tiền bạc, thời giờ, mua sắm, giải trí... Đừng chỉ quyết định theo sở thích riêng
của mình, bất chấp sở thích của vợ hoặc chồng.
Khi xảy ra những mâu thuẫn do bất đồng ý kiến, hy sinh có nghĩa là “một nhịn
chín lành”. Dĩ nhiên có những điều không thể nhƣợng bộ, nhất là trong lãnh vực luân
lý hay đạo đức. Chấp nhận làm điều xấu để làm vui lòng chồng hay vợ không phải là
hy sinh quên mình, nhƣng là đồng loã với cái xấu và càng làm hại ngƣời kia hơn.
Hy sinh cũng có nghĩa là tha thứ. Nhân vô thập toàn. Thánh Phaolô dạy: “Như
những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu
thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung ôn hoà,
nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện
phải oán tráùch người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha
thứ cho nhau”. (Cl 3,12-13)
Sự hy sinh còn đƣợc biểu lộ qua việc quan tâm đến nhau, chăm sóc, lo lắng cho
nhau, không quản ngại vất vả, gian khổ vì nhau, nhất là khi ngƣời bạn đời gặp thử
thách, bệnh tật, khó khăn. Đây chính là lúc sống lời cam kết trung thành với nhau
ngày thành hôn.
3. Đối thoại với nhau
Đối thoại là yếu tố quan trọng giúp duy trì và củng cố hạnh phúc trong gia đình.
Nhờ đối thoại, vợ chồng, cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, giảm bớt những bất
đồng.
Đối thoại là nói và nghe. Cần nói cho nhau biết những điều mình suy nghĩ và
mong ƣớc, đồng thời cần nghe những suy nghĩ và mong ƣớccủa ngƣời khác. Nghe
không phải chỉ bằng đôi tai, mà còn bằng cả khối óc và con tim.
Những chuyện quan trọng trong gia đình vợ chồng cần phải chia sẻ, bàn bạc
cùng nhau. Cha ông ta có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Làm
việc gì cũng nên trao đổi và thống nhất trƣớc khi hành động. Trong lúc bàn bạc, cần
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 59