Page 43 - Digital
P. 43
Điểm lại tháng 8/2021 VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Khi các quốc gia nắm bắt cơ hội để gặt hái thành quả từ chuyển đổi số, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ
mong muốn tham gia cuộc đua. Thủ tướng Chính phủ đặt ra những mục tiêu tham vọng: mong muốn Việt
Nam đứng trong nhóm 50 quốc gia đi đầu về phát triển công nghệ thông tin ngay từ năm 2025. Thủ tướng
cũng nêu rõ kinh tế số phải đóng góp một phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước vào cuối
thập niên so với mức 5% hiện nay. Những mục tiêu trên sẽ khó có thể đạt được với một quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người chưa đến 3.000 USD và chỉ có 30% thanh thiếu niên tiếp tục học lên sau phổ thông.
Các đối thủ cạnh tranh đều là những nước vừa giàu có hơn, vừa có lực lượng lao động có trình độ cao hơn.
Việt Nam có thể gặt hái được nhiều lợi ích thông qua chuyển đổi số nền kinh tế. Việt Nam có khởi đầu tốt
về tỷ lệ sử dụng điện thoại di động, và ngày càng nhiều người dân được kết nối internet. Việt Nam cũng đã
có sự hiện diện của một số tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới. Nhưng trở thành cường quốc số của thế giới
cần nhiều hơn là kết nối tốt và các nhà đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo chuyển đổi số thành công, các nhà
hoạch định chính sách cần nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế trong lĩnh vực chế biến, chế
tạo bằng cách nắm bắt công nghệ số, khuyến khích áp dụng công nghệ, và thu hút đầu tư để tạo điều kiện
cho các doanh nghiêp nhỏ tham gia kinh tế số, đồng thời phải đảm bảo tiếp thu và nâng cấp kỹ năng, bảo
mật dữ liệu cá nhân và an ninh mạng.
Phần 2 của Báo cáo Điểm lại tìm hiểu những thách thức trong chuyển đổi số mà Việt Nam cần vượt qua.
Thứ nhất, báo cáo bàn về những lợi thế mà chuyển đổi số có thể mang lại cho Việt Nam trong hành trình trở
thành một nền kinh tế thu nhập cao. Thứ hai, báo cáo đánh giá vị trí hiện tại của Việt Nam trong cuộc đua
công nghệ số toàn cầu ngày nay bằng cách điểm lại những tiến triển gần đây và so sánh với các đối thủ
cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Thứ ba, báo cáo chỉ ra những rủi ro mà tình trạng phát triển công
nghệ số thiếu kiểm soát và thiếu quản lý nhà nước có thể gây ra cho người dân, người lao động và doanh
nghiệp Việt Nam. Cuối cùng, dựa trên những mô hình chính sách thành công của các nước, báo cáo đưa ra ý
kiến đóng góp cho quá trình trao đổi chính sách và triển khai thực hiện những hành động và cải cách có thể
giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến nhất trên thế giới.
2.1. TẠI SAO CÔNG NGHỆ SỐ LẠI QUAN
TRỌNG VỚI VIỆT NAM?
Trước khi tìm hiểu Việt Nam cần gì để thành công với tham vọng chuyển đổi số, chúng ta cần hiểu rõ tại
sao Việt Nam nên tham vọng ứng dụng công nghệ số. Các nghiên cứu kinh tế học và bằng chứng thực
nghiệm nhìn chung chỉ ra bốn lợi thế chính của kinh tế số:
y Nhiều thông tin hơn, nhiều lựa chọn hơn, doanh số cao hơn, và khách hàng hài lòng hơn. Mức độ sẵn có
của dữ liệu tăng lên có thể giúp cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về những gì đang diễn ra
trong nền kinh tế và những xu hướng mới nào về tiêu dùng đang nổi lên, cũng như giúp họ tiếp cận khách
hàng mới. Đồng thời, internet tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm thông tin và lựa chọn. Thông tin
lưu chuyển nhiều hơn giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi về thị hiếu của người
tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh sản phẩm cho phù hợp với từng khách
hàng, chẳng hạn thông qua công nghệ in ba chiều (3D) và các công nghệ khác.
y Tiết kiệm thời gian. Ở nhiều quốc gia, hàng triệu sản phẩm có thể được đặt hàng qua internet và giao
trong cùng ngày, cho phép khách hàng không phải đến cửa hàng. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm và dịch vụ nhanh chóng hơn, và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng để họ theo đuổi những
thứ khác.
43