Page 45 - Digital
P. 45

Điểm lại tháng 8/2021                                   VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI



            thương mại điện tử của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD — 2,5% GDP (Hình 2.1). Uớc tính khoảng 53% dân số
            đã mua hàng trực tuyến qua các nền tảng mạng xã hội, như Facebook và Zalo, hoặc các nền tảng thương
            mại điện tử, như Lazada, Shopee, và Tiki. Việc sử dụng các nền tảng số dẫn đến doanh số tăng trung bình
            4,3%, sau khi đã tính đến các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, địa bàn và lĩnh vực. Theo kế hoạch phát triển
            thương mại điện tử do Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm ngoái, mục tiêu doanh số của ngành này ở Việt
            Nam là 35 tỷ USD vào năm 2025.  Để đạt được mục tiêu này, doanh số thương mại điện tử sẽ phải tăng
                                          20
            trưởng khoảng 16,2% mỗi năm, thấp hơn so với mức bình quân trước đó.

            2.2. VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU TRONG CUỘC


            ĐUA SỐ TOÀN CẦU NGÀY NAY?




            Để đánh giá hiện này Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua số, báo cáo này sử dụng Khung đánh giá Kết
            nối, Làm chủ, Đổi mới sáng tạo và Bảo vệ (CHIP) do Ngân hàng Thế giới đề xuất. Khung đánh giá này đưa
            ra góc nhìn rộng và liên kết về kinh tế số xoay quanh bốn trụ cột (Hình 2.2). Trụ cột thứ nhất nắm bắt sự phát
            triển của hạ tầng số hiện đại và mạng lưới thanh toán cần thiết để đảm bảo kết nối đáng tin cậy và nhanh
            giữa các người dùng, trong khi trụ cột thứ hai nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải khai thác làm chủ những
            kết nối này thông qua phát triển kỹ năng phù hợp cho lực lượng lao động và tăng cường năng lực quản lý
            nhà nước đối với nền kinh tế mới của Chính phủ. Trụ cột thứ ba là về những lợi ích mà công nghệ số đem lại.
            Những lợi ích này phụ thuộc vào năng lực áp dụng, thích ứng và đổi mới sáng tạo những công nghệ số mới
            của doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ. Trụ cột thứ tư nhấn mạnh yêu cầu cần có cơ chế bảo vệ chống
            lại việc vi phạm và lạm dụng an ninh trên không gian mạng.

                             Hình 2.2. Khung CHIP: Một cách tiếp cận tích hợp về chuyển đổi số


                    Connect              Harness                                    Protect
                                                              Innovate
                    Everyone to participate  enable the old economy  expand the new economy  Đổi mới  Everyone from the risks
                           Kết nối      D  A  Làm chủ         D                         Bảo vệ
                                                                  sáng tạo
                                                                A
                   Xây dựng nền tảng     Đầu tư cho các điều   Hình thành và mở    Giảm nhẹ rủi ro: an
                   và các yếu tố bổ trợ   kiện bổ sung truyền   rộng các dịch vụ, mô   ninh mạng và bảo
                   (định danh số, thanh   thống: Quy định, kỹ   hình kinh doanh,   mật cá nhân, thông
                   toán số, phân tích dữ   năng/học vấn, thể   doanh nhân số và    tin không đúng, bất
                   liệu, v.v.) và tương   chế và lãnh đạo     chính phủ điện tử    bình đẳng về cơ hội,
                   tác liên thông của hệ                      của nền kinh tế mới  tự động hóa và độc
                   thống                                                           quyền số




            Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2021b.

            Sử dụng khung đánh giá CHIP, có thể so sánh kết quả đạt được của Việt Nam với hai nhóm quốc gia. Nhóm
            thứ  nhất bao gồm tám quốc gia tương đồng. Giống như Việt Nam, đây cũng là những quốc gia thu nhập
            trung bình và coi chuyển đổi số là trung tâm trong chiến lược phát triển: Cô-lôm-bia, Bờ Biển Ngà, In-đô-nê-
            xia, Mê-hi-cô, Ma-rốc, Nam Phi, Thái Lan và Tuy-ni-zia. Nhóm thứ hai là bốn quốc gia đi trước, tiến bộ hơn về
            kinh tế và chuyển đổi số: Hàn Quốc, Ma-lay-xia, Phi-líp-pin và Sing-ga-po.

            20    Nguồn: Quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển thương mại điện tử (2021-2025). http://news.chinhphu.vn/Home/Master-plan-
                on-national-ecommerce-development-through-2025-approved/20205/40160.vgp

                                                          45
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50