Page 111 - Di san van hoa An Duong
P. 111
bát, đĩa, mảnh gốm của thời Lê - Mạc thế kỷ XVI. Đình Vân Tra tọa lạc ở phía
Đông - Nam của làng trên khu đất cao ráo, thoáng rộng với khuôn viên trên một
ngàn mét vuông. Theo các vị cao niên, đình Vân Tra nằm trên gò đất “Mãng xà
đuổi cóc” thế phong thủy đắc địa. Trước đây, dải đất hình mãng xà từ đình Vân
Tra đến chùa Vân Tra, là đất thiêng không ai được xâm phạm trồng trọt, canh tác,
xây dựng. Trước đình khi xưa có một gò đất nổi hình chú cóc soi mình trên lạch
nước thoát triều, gọi là Rãnh Thuyền, chảy từ bến Văn Phong qua cửa đình ra bến
Vân còn gọi là bến Thóc. Tương truyền Rãnh Thuyền có con kênh dẫn thủy nhập
điền do Đào Lôi Công huy động dân làng đào để lấy nước từ sông Tam Bạc về
đồng ruộng. Đồng thời đây cũng là con đường thủy nối Vân Tra đi các miền của
đất nước và cũng là nơi đã bao lần đón thuyền rồng của Lôi Công, của vua quan
triều đình nhà Lý về Vân Tra. Quanh đình xưa kia còn rất nhiều gò đống mang
dáng dấp đất vật linh, với những tên rất cổ: Mã Dừng, Mã Kê, Ông Ngô, Đường
Rậm, Đống Cao, Đường Quàn, Đống Mã Ty...
Gần làng Vân Tra, trên dòng Tam Bạc có bến thuyền đông vui, người đương
thời gọi là bến Vân, hay bến Thóc. Bến Vân là lấy tên làng Vân Tra, Bến Thóc theo
truyền ngôn là nơi trao đổi, buôn bán lương thực đương thời, có ý kiến nói rằng
đây là nơi Đào Lôi xây dựng kho quân lương, giúp triều đình đánh giặc. Nhưng
cũng có người cho bến Thóc là nơi vận chuyển lương thực của quân đội triều Trần
trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, thế kỷ XIII. Gần bến
Vân có địa danh Bãi Hội đồng (nay là khu vực Nhà máy Ắc quy), tương truyền đây
là nơi Trần Hưng Đạo cùng các chư tướng họp bàn tìm kế chống giặc. Theo truyền
ngôn mảnh đất Vân Tra đã từng là nơi đóng đại bản doanh của nhà Trần trong
trận Bạch Đằng lần thứ 3 (1288).
Từ trục đường đi vào đình Vân Tra gặp hồ nước mát trong xanh, theo phong
thủy đây là nơi tích phúc của dân làng. Đi tiếp đến nghi môn xây kiểu cột đồng
trụ tới sân đình, sân đình khá rộng được lát bằng gạch đỏ đều, phẳng. Từ sân lên
đình là hai bậc cấp, nhưng chỉ giới hạn ở ba gian giữa. Trước kia là ba bậc nhưng
nền sân phải tôn cao nên đã mất một bậc. Đình Vân Tra có mặt bằng kiến trúc
chữ tam, mang ý nghĩa dịch học thiên, địa, nhân (trời, đất và người).
Tòa đại bái, cũng là tòa đệ nhất, gồm 5 gian, ba gian giữa cấu trúc ba gian
cửa chính, theo thức cửa cổ, cửa thùng khung khách, chắc chắn đẹp mắt. Hai
gian hồi, giữa tường bao phía trước trổ cửa sổ tròn, tạo cho bên trong đình thông
111 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG