Page 112 - Di san van hoa An Duong
P. 112

thoáng và có thêm ánh sáng. Hai hồi tường xây nối dài về phía trước kiểu tay ngai
              và xây trụ, còn gọi là trụ biểu. Trụ biểu xây đế tạo dáng quả bồng, thân trụ tiết
              diện vuông, tạo khung câu đối đắp nổi chữ Nho. Đầu trụ tạo dáng đèn lồng, đỉnh
              trụ đắp nghê ngồi chầu vào giữa cửa đình, như soi rọi tâm hồn của mọi người

              đến chiêm bái nơi thánh ngự. Hệ thống khung chịu lực của tòa đại bái gồm bốn
              bộ vì bằng gỗ lim, vì bốn hàng chân, các bộ vì có cấu trúc, trang trí kiến trúc
              tương tự nhau. Chân các cột đều được kê trên tảng đá xanh. Chân tảng tạo dáng

              hai cấp, cấp dưới vuông, tượng cho đất, cấp trên tròn, tượng cho trời, thể hiện
              cho trời đất hội tụ, hòa hợp để nâng đỡ ngôi đình trường tồn với thời gian. Kết
              cấu các bộ vì kiểu chồng rường giá chiêng con nhị, vì nách cấu trúc thuận chồng
              ba con. Trên các cấu kiện thuận, rường, đấu được chạm nổi chạm bong kênh

              tinh xảo với đề tài truyền thống lá guột mềm mại. Các đầu dư chạm nổi hình đầu
              rồng cách điệu sống động, ẩn hiện trong mây, rồng mắt lồi, râu, tóc dài, miệng
              ngậm ngọc. Dưới dạ câu đầu gian trung tâm, bên tả khắc ghi dòng lạc khoản

              “Bảo Đại cửu niên thụ trụ thượng lương”(1934). Bên hữu khắc ghi “Càn nguyên
              hanh lợi trinh”, đây là câu đại minh chú nguyện cho ngôi đình biểu tượng của
              dân làng tốt đẹp, hanh thông, bền vững muôn đời. Trên các bảy hiên cũng được
              chạm bong kênh, chạm nổi tinh xảo đề tài tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai cùng với

              những muông thú trong thiên nhiên phản ánh ước vọng cuộc sống thanh bình,
              phong lưu, đầm ấm của người dân nơi thôn dã.

                   Tòa đệ nhị nằm phía sau và tiếp giáp với tòa đệ nhất, hai tòa được thông với
              nhau, mái tòa đệ nhất, đệ nhị gần như giáp liền với nhau. Tòa đệ nhị gồm ba gian,
              xây bít đốc, trụ đấu hồi văn. Bộ khung chịu lực của tòa đệ nhị gồm bốn bộ vì, vì

              bốn hàng chân cột, các bộ vì kết cấu tương tự nhau, vì cấu trúc chồng rường đốc
              thước. Các thanh rường được bào trơn đóng bén. Cách cấu trúc bộ khung tòa đệ
              nhị tạo cảm giác trong nội tự nhẹ nhàng, thông thoáng. Tòa đệ tam, cũng là tòa

              cung cấm, có nền cao hơn bên ngoài 25 cm. Cung cấm cách biệt với bên ngoài
              bằng hệ thống cửa, cửa đóng kiểu cổ, cửa thùng khung khách, ngưỡng khá cao.
              Gian cửa giữa bốn cánh, kiểu thượng song hạ bản, hai gian bên cửa nách nhỏ có
              hai cánh. Tòa cung cấm ba gian, khung chịu lực gồm hai bộ vì, vì cấu tạo đơn giản

              theo kiểu chồng giá chiêng, cấu kiện của bộ vì chỉ bào trơn, đóng bén.

                   Trải qua thăng trầm của lịch sử, binh lửa chiến tranh, nhưng đình Vân Tra
              vẫn còn lưu giữ được khá nhiều di vật cổ làm bằng gỗ, đá, giấy, kim loại... có giá
              trị cao về lịch sử và mỹ thuật. Xin giới thiệu một số những cổ vật tiểu biểu sau:



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    112
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117