Page 114 - Di san van hoa An Duong
P. 114

- Bài vị bằng gỗ quý có kích thước lớn cao 90 cm, rộng 32 cm, tạo tác đẹp, có
              đế hình đấu thắt giữa. Thân bài vị, sát diềm chạm rồng uốn khúc trong mây trong
              tư thế giáng. Diềm chạm nổi hình đao lửa, đầu bài vị hình tròn xung quanh chạm

              diềm đao lửa, trong thân bài vị tạo khung chữ nhật nhỏ dọc theo thân bài vị, trong
              khung viết duệ hiệu của vị thần chủ Lôi Công. Qua hoa văn trang trí, xác định bài vị

              có niên đại thế kỷ XVIII.
                   - Sắc phong: Đình Vân Tra còn bảo tồn được hai sắc phong: sắc phong Tự

              Đức thứ 33 (1880), phong cho xã Vân Tra, huyện An Dương phụng thờ “Bản cảnh
              Thành hoàng linh phù lẫm liệt tráng uy nghiêm, Dực thuần chính, Lôi Công chi
              thần”; sắc niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909) phong cho xã Vân Tra, huyện An Dương

              phụng thờ Ngài “Lẫm liệt tráng uy nghiêm dực thuần chính, linh phù Dực bảo
              Trung hưng, Bản cảnh Thành hoàng, Lôi Công chi thần”.

                   - Câu đối: đình Vân Tra còn lưu giữ được ba câu đối cổ

                   Câu đối 1:
                   Chữ Hán:        雲查俎豆千年廟

                                   後李山河第壹功

                   Phiên âm:       Vân Tra trở đậu thiên niên miếu

                                   Hậu Lý sơn hà đệ nhất công
                   Dịch nghĩa:     Làng Vân Tra, mãi thờ tại miếu

                                   Hậu Lý, nước nhà ghi nhất công

                   Câu đối 2:

                   Chữ Hán:        止赤天人超凜烈
                                   雲莊今古說天神

                   Phiên âm:       Chỉ hách thiên nhân siêu lẫm liệt

                                   Vân trang kim cổ thuyết thiên thần

                   Dịch nghĩa:     Nơi trời cho, sinh người lẫm liệt
                                   Ấp Vân kể mãi chuyện thiên thần

                   Câu đối 3:

                   Chữ Hán:        石 柱擎天昭日月

                                   萬年氣象壯威嚴



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    114
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119