Page 117 - Di san van hoa An Duong
P. 117
nghĩa hướng về nước Tây Trúc
đất nước của Phật tổ. Chùa tọa
lạc trên khuôn viên đất đai
rộng tới 14 sào Bắc Bộ. Chùa
Vân Tra xây kiểu đầu hồi bít
đốc, tay ngai, riêng trên đỉnh
các hồi của chùa được đắp
trang trí các hình lầu chồng
diêm nóc các, mái đao cong,
lầu ở giữa đắp cao, to, lầu hai
bên đắp nhỏ thấp. Kiểu cách
trang trí này mang phong cách
kiểu chùa Cao Linh, xã Bắc
Sơn (kiểu chùa Đài Loan).
Từ sân chùa rộng lớn
được lát bằng gạch đỏ đều
phẳng, bước lên bảy bậc cấp
bằng đá tới hiên chùa. Chùa
Vân Tra làm bằng vật liệu
truyền thống kiến trúc mặt
bằng kiểu chữ đinh, năm gian
tiền điện và bốn gian hậu điện.
Bài trí thờ tự
Chùa có hệ thống cột hiên
bằng đá, thiết diện vuông, đế cột hiên tạo kiểu quả bồng, đầu cột tạo đấu thót
đáy, đế và đấu cột đều được chạm nổi hoa sen, hoa lá cách điệu, thân trụ cột tạo
khung, trong khắc câu đối chữ Hán. Bộ khung chịu lực của chùa Vân Tra làm khá
cao, tòa tiền điện gồm sáu bộ vì, vì năm hàng chân cột, cột hiên bằng đá như nêu
ở trên, kết cấu vì kiểu thuận chồng đấu kê, trên các cấu kiện chạm hoa văn lá lật.
Tòa hậu điện bộ khung gồm bốn bộ vì, vì hai hàng chân cột, cột quân được thay
thế bằng tường bao, kết cấu vì tương tự như bộ vì tòa tiền điện.
Chùa Vân Tra trước đây có khá đầy đủ đồ thờ tự tế khí, tượng pháp, nhưng
do thăng trầm lịch sử, chùa hiện nay chỉ còn bảo lưu được một số pho tượng Phật
cổ như: hai vị Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh;
117 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG