Page 122 - Di san van hoa An Duong
P. 122

Vũ khi 19 tuổi, gia đình, nội ngoại trong gia quyến, mọi công việc bà đều đảm
              đương rất chu toàn. Việc nông nghiệp bà thông thạo, nên gia sản ngày càng sung
              túc. Vào một ngày nhân nhàn rỗi ông Quỳnh đi vãng cảnh chiêm ngưỡng các nơi
              sông, núi. Thấy trong xã có ngôi chùa, do qua năm tháng, binh lửa nên đã bị hỏng

              nát, ông Quỳnh đã vận động người dân cùng bỏ tiền của để trùng tu, tô tượng, đúc
              chuông, tôn tạo cảnh quan. Nhân đó ông Quỳnh đặt tên chùa là “Phúc Quang”.
              Sau đó ông lại xây dựng một nhà nhỏ nằm bên cạnh phía Bắc chùa để ở, thuận cho

              việc ngày, đêm trông coi, đèn hương cúng Phật. Ông Quỳnh tuổi đã 50 nhưng chưa
              sinh con, tuy vậy ông bà Quỳnh vẫn ra sức âm thầm, lặng lẽ làm những việc thiện,
              đức, cấp giúp quần áo, ăn uống cho những người đói kém, rét lạnh, mọi người đều

              ngợi khen. Vào một ngày gặp tiết mùa hạ, trời đất nóng bức, nhân nhàn rỗi bà
              Đoan nằm nghỉ ở dưới mái hiên phía đông nhà. Gió thổi mát, bỗng bà thấy một
              dải hào quang từ mặt trăng chiếu xuống sau đó che khắp thân bà. Trong lúc đang

              bàng hoàng, bà nhìn thấy một lão ông dắt theo 2 đồng tử đi đến và nói rằng: “Gia
              đình họ Vũ, trước đây đã có công trừ tai, cứu nguy, giúp đỡ nhân dân, Thượng đế
              đã biết rõ việc đó, nên nay cho ta đưa hai đồng tử đến làm con nhà họ Vũ”. Bà

              Đoan thấy vậy rất vui mừng vội bế hai đồng tử vào lòng. Vừa lúc đó bà Đoan cũng
              giật mình thức giấc, biết là mình đang nằm mơ.

                   Tự đó bà mang thai, sau 14 tháng bà song sinh ra hai người con trai, đó là
              ngày  7  tháng  Giêng,  năm  Đinh  Sửu.  Hai  người  con  trai  sinh  ra  thần,  khí  oai

              hùng, mạnh mẽ, sức lực tinh anh, thân hình khác với người thường. Một người
              có đôi mắt sáng như gương, mặt vuông, tai lớn, tay ngắn, chân dài. Một người
              có giọng nói vang như tiếng chuông vàng, lông mọc đầy thân, trên trán có nốt

              ruồi như hạt châu điểm. Từ khi mới sinh đến sau này không cần phải bú mớm
              nhưng vẫn mạnh khỏe. Lớn lên, hai ông được thân phụ cho theo học văn, võ của
              người thầy họ Trần ở Cổ Lễ. Các môn văn chương, võ nghệ, kiếm pháp hai ông
              đều thấu triệt, tinh tường. Một ông sử dụng vũ khí đơn kiếm điêu luyện, một

              ông dùng vũ khí bằng gậy tre rất tài tình. Khi hai ông múa võ bóng hình uyển
              chuyển  như  rồng  mây  hội  hợp.  Phụ,  mẫu  rất  vui  mừng  thấy  hai  con  trưởng
              thành và nói rằng: “Hai con của chúng ta có chí khí phi phàm, mai sau tất sẽ làm

              rạng danh gia đình trong thiên hạ và để lại tiếng thơm cho hậu thế”. Ông bà đặt
              người con lớn tên là Dao, người em tên là Sào. Năm tháng trôi qua, ông Dao,
              ông Sào đã đến tuổi trưởng thành, diện mạo, thân hình các ông ngày càng khôi
              ngô, tuấn tú. Năm 16 tuổi, phụ, mẫu cho hai ông xây dựng gia đình. Ông Dao



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    122
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127