Page 127 - Di san van hoa An Duong
P. 127
lên diệt voi. Vua chuẩn cho, Phạm Tử Nghi về quê, ông đắp con đường dài lớn,
hai bên đường đắp các ụ đất cao. Mỗi lần luyện tập võ ông hét lên một tiếng
vung gậy san bằng. Mọi người thấy vậy gọi là “Ông Thiên Lôi”, sau này người
dân gọi con đường ông đắp tập võ là đường “Thiên Lôi”. Ngày nay trở thành
đường phố “Thiên Lôi”, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Sau ba tháng, ông
đến cánh Đồng Nhân đánh nhau với ba con voi dữ, hai con bị ông đánh chết,
một con bị đánh què.
Vua Mạc rất kính trọng ông. Với bản tính ngay thẳng trung thực và tài năng
xuất chúng nên ông được vua tin dùng. Ông trở thành tướng soái cao cấp, được
phong tước Tứ Dương Hầu. Năm 1547 vua Mạc Phúc Hải mất, Phạm Tử Nghi chủ
trương dựng Hoằng Vương Mạc Chính Trung, con thứ Mạc Đăng Dung, người dầy
dạn chinh chiến lên làm vua. Ông cho rằng trong nước nhiều nhiễu loạn, nên lập
vua lớn tuổi đã trải qua trận mạc. Trong triều lúc đó có thế lực cựu hoàng đứng
đầu là Khiêm Vương Mạc Kính Điển muốn lập Mạc Phúc Nguyên, con trai trưởng
của Mạc Phúc Hải, mới 5 tuổi lên làm vua để dễ bề chế ngự. Từ đó xung đột triều
đình giữa hai phe phái nẩy sinh. Phạm Tử Nghi cùng Mạc Văn Minh cháu của
Mạc Đăng Dung, rước Chính Trung về Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay là tỉnh
Thái Bình) lập thành một triều đình riêng. Mạc Phúc Nguyên phải rời khỏi kinh
thành lánh về miền Đông. Kính Điển mấy lần mang quân đến đánh Phạm Tử
Nghi đều thất bại. Nhưng sau đó Mạc Kính Điển liên kết với tể tướng Lê Bá Ly tập
trung quân thủy, bộ các đạo phía Tây và phía Bắc mới đánh được. Sau thất bại
Phạm Tử Nghi đưa quân ra chiếm giữ vùng Yên Quảng, hoạt động cả vùng Hải
Dương. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tử Nghi lại tràn vào đất Minh, thả quân
đánh phá ở Quảng Đông, Quảng Tây, người Minh không chế ngự nổi”. Trong Đại
Việt sử ký toàn thư (trọn bộ), trang 840 chép: “... Chính Trung không được lập,
mới cùng với Tử Nghi làm loạn, vào cướp bóc bên đất nước Minh, người nước
Minh bị nhiều tai hại. Đến đây nước Minh trách họ Mạc là phiên thần vô lễ, dung
túng bọn cướp sang lấn cướp đại quốc, sẽ đem quân sang đánh để khỏi hấn khích
ở biên giới. Bấy giờ nhà Minh muốn đem quân sang, họ Mạc sợ lắm, mới mật sai
kẻ tiểu tốt đi bắt được Tử Nghi, chém đầu sai đưa sang nước Minh. Đi đến đâu
thường sinh ôn dịch, người và súc vật bị hại, cho nên người Minh trả lại...”.
Theo thần tích Phạm Tử Nghi bị nhà Minh hãm hại, sau khi ông mất, nhiều
vùng trên đất Minh bị ôn dịch, người, vật bị chết nhiều. Nhà Minh rất sợ nên cho
127 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG