Page 126 - Di san van hoa An Duong
P. 126

Ngài, dân làng nghênh rước hai Ngài để cúng tế cầu phúc. Mọi người nhận thấy
              dân khang, vật thịnh, sau này hai Ngài đều hiển hiện anh linh, hiển hách. Dân
              làng tổ chức cúng tế thỉnh cầu các Ngài đều thấy linh nghiệm. Hai Ngài đã giúp
              nước, bảo vệ che chở cho dân, trừ tai, ngăn họa, nên các triều đại về sau đều ban

              tặng sắc phong, gia tặng mỹ tự. Niên hiệu Hưng Khánh (1407- 1409), gia phong
              cho Vũ Dao duệ hiệu, mỹ tự: “Trung túc, Thông minh, Cảm ứng, Hoằng tế”,
              phong cho Vũ Sào: “Anh uy, Quả đoán, Phù tộ, Linh ứng”. Niên hiệu Cảnh Hưng

              năm thứ 21 (1760), gia phong Vũ Dao mỹ tự: “Dực chính, An dân”, Vũ Sào: “Anh
              liệt, Cương nghị”. Các triều đại về sau đều lấy duệ hiệu, mỹ tự trên để ghi nhớ,
              tôn vinh công lao của hai vị.

                   Vị Thành hoàng thứ ba được tôn thờ tại đình Vĩnh Khê là Phạm Tử Nghi,

              nhân vật lịch sử rất nổi tiếng của Vương triều Mạc, thế kỷ XVI. Theo truyền ngôn
              của địa phương, xa xưa vào ngày 7 tháng Giêng nhân dịp thánh đản hai vị Thành
              hoàng Vũ Dao, Vũ Sào, làng Vĩnh Khê có tục mở hội vật truyền thống, Ngài Phạm

              Tử Nghi đã đến hội vật để so tài và đã giật giải trước sự kính phục của mọi người.
              Vĩnh Khê cũng là làng nằm ven sông lớn, trên bến dưới thuyền, nên sau khi hiển
              thánh Ngài Phạm Tử Nghi đã được dân làng Vĩnh Khê thờ làm Thành hoàng.

                   Phạm Tử Nghi sinh ngày 2 tháng 2 niên hiệu Hồng Thuận, triều vua Lê

              Tương Dực (1503 - 1515), nhưng chưa rõ năm nào, tại làng Niệm Nghĩa, huyện
              An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Phạm Tử Nghi sinh ra có sức khỏe,
              hơn người, lại ham học tập, rèn luyện nên hiểu biết và võ nghệ của ông rất tinh

              thông. Thuở tráng niên ông đã tập hợp thanh niên chống lại bọn cướp biển để
              bảo vệ làng xóm, đắp đê ngăn nước mặn bảo vệ sản xuất của quê hương. Theo
              bản thần tích: “Nam Hải Đại Vương”bằng chữ Nho được lưu giữ tại Lăng miếu

              Đôn  Nghĩa  chép:  Nhân  được  dân  làng  cử  gánh  tiền  đi  đóng  thuế  trên  kinh
              thành, công việc xong, ông ra bến Đông Tân chơi, nhìn thấy đoàn quân lính của
              nhà vua đang hò reo kéo một cây gỗ lớn. Ông nói với bọn quan, lính là phường

              giá áo, túi cơm. Vị quan chỉ huy thấy vậy liền báo với vua, vua cho ông thử sức,
              nếu không chuyển được cây gỗ thì sẽ bị phạt nặng. Phạm Tử Nghi vác chuyển
              được cây gỗ đến nơi quy định trước sự kinh ngạc của mọi người. Vua Mạc biết

              đây là con người có sức khỏe phi thường. Thời đó tại cánh Đồng Nhân có ba con
              voi dữ đang hoành hành người dân, nhưng chưa có ai trị được, vua giao cho ông
              diệt trừ voi dữ. Phạm Tử Nghi xin vua về quê hương tập luyện ba tháng, sau sẽ




                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    126
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131