Page 121 - Di san van hoa An Duong
P. 121

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, xã An
             Đồng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ
             trang nhân dân”.

                   Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo,
             làng  Vĩnh  Khê  có  rất  nhiều  thành  tích,  nên  đã  được  nhiều  cấp  ngành  trung

             ương, địa phương khen ngợi và tặng thưởng. Năm 2010, được Nhà nước tặng
             thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Đặc biệt địa phương có bà Nguyễn Thị
             Mỹ, một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã An Đồng, được Nhà nước tặng thưởng
             danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Ngày nay Vĩnh Khê là

             một trong 7 thôn và 3 cụm dân cư của xã An Đồng, với số dân trên ba ngàn
             người, đông tương đương với một xã nhỏ. Cán bộ và nhân dân thôn Vĩnh Khê
             tiếp tục đoàn kết cùng chung tay lao động, sản xuất, học tập, công tác, phát huy

             truyền thống của địa phương, giành nhiều thắng lợi mới. Năm 2017, Vĩnh Khê
             đã đạt tiêu chuẩn đơn vị “Nông thôn mới”, hiện nay đang tiếp tục phấn đấu trở
             thành địa phương đạt danh hiệu “Nông thôn mới kiểu mẫu”.

                   Theo thần tích, thần sắc do chức dịch làng Vĩnh Khê khai báo về trên năm

             1938, tư liệu hiện lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam mang ký
             hiệu FQ 4o 18/ X,53, đình Vĩnh Khê thờ 3 vị Thành hoàng: Vũ Dao, Vũ Sào và Phạm
             Tử Nghi. Thân thế, sự nghiệp của các vị Thành hoàng được tóm tắt như sau:

                   Hai Ngài Vũ Dao và Vũ Sào:

                   Vào thời Trần, triều vua Trần Nghệ Tông (1370 - 1372), có gia đình họ Vũ.

             Ông Vũ Quỳnh vốn người gốc Châu Ái (Thanh Hóa hiện nay) thuộc dòng dõi gia
             thế. Ông Quỳnh là đạo sĩ, nhà phong thủy tài giỏi nổi tiếng trong châu. Vào thời ấy,
             trang Lựu Khê có yêu quái, có khả năng thay hình đổi dạng, biến hóa tàng hình, ẩn

             hiện.  Nhân  dân  trong  trang  nhiều  người  bị  yêu  quái  làm  hại.  Ông  Quỳnh  biết
             chuyện liền tìm đến. Sau nhiều ngày tìm hiểu và thực hành bí pháp, ông Quỳnh đã
             tìm tróc, trừ diệt được yêu quái. Người dân trang Lựu Khê vô cùng vui sướng vì lại
             có cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Nhân dân mang 3 trăm lượng tiền đến cảm

             ơn và hậu tạ ông Quỳnh, ông Quỳnh từ chối không nhận. Dân trang Lựu Khê rất
             cảm phục và sau đó tác thành cho ông kết duyên với người con gái họ Lê trong

             làng, đó là Lê Thị Đoan. Sau đó ông Quỳnh được người dân mời ở lại dựng nghiệp
             tại trang Lựu Khê. Bà Đoan là người con trong gia đình gia thế có nhan sắc, đức
             hạnh và giỏi giang, nên được người dân trong làng rất kính trọng. Bà làm dâu họ



              121   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126