Page 128 - Di san van hoa An Duong
P. 128
thủ cấp của ông vào quan quách đá, làm lễ công, hầu tiễn đưa xuống bè thả trôi
về nước Nam. Bè không ai đẩy nhưng vẫn trôi về đến bến sông Niệm quê hương
ông. Dân làng Niệm được báo mộng ra rước quan quách của Ngài về để an táng,
nơi ấy hiện nay là Lăng miếu Đôn Nghĩa, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân (di
tích xếp hạng quốc gia). Tương truyền ông thường hiển linh giúp người dân làm
ăn trên sông nước và nhất là những nơi thủ cấp của ông đi qua, địa phương
thường lập đền, miếu phụng thờ. Niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) vua Lê Huyền
Tông đã ban sắc phong ca ngợi công đức, sự nghiệp của ông: “... Có công giữ
nước, giúp dân, có ơn đức rất mực, đã cất quân dấy nghiệp. Chức Nam Dương
Đông nguyên soái, chư dinh thủy bộ hai nước, Phò mã, Đô úy, Thái úy, tước
Thành Quốc Công. Phong tặng là thần Nam Hải linh ứng Đại Vương...”. Phạm Tử
Nghi là võ quan cao cấp của nhà Mạc, triều đối địch với nhà Lê. Nhưng Ngài vẫn
được nhà Hậu Lê ca ngợi phong sắc làm thánh để dân phụng thờ, như vậy chứng
tỏ công nghiệp, đức nhân của ông rất to lớn với dân với nước. Cũng như câu đối
của người đời ca ngợi Ngài:
“Tướng Mạc, thần Lê danh bất hủ
Cừu Minh, hận Hán tiết di cao”
Tạm dịch: “Tướng Mạc, thần Lê danh còn mãi
Thù Minh, hận Hán khí tiết cao”.
Theo tâm linh, tín ngưỡng dân gian, Phạm Tử Nghi thường hiển hiện âm
phù giúp quốc thái, dân an, nên được nhiều triều đại ban tặng sắc phong, gia tặng
mỹ tự. Niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924), được sắc phong phẩm trật cao nhất
“Thượng Đẳng thần”. Đặc biệt trong tâm thức tín ngưỡng dân gian ông là vị thánh
tối linh. Tại thành phố Hải Phòng, trong các bậc thánh, thần, Phạm Tử Nghi là vị
Thành hoàng, vị phúc thần được thờ ở nhiều địa phương nhất. Thống kê chưa đầy
đủ, thành phố Hải Phòng có gần 30 di tích xếp hạng quốc gia, xếp hạng cấp thành
phố phụng thờ Phạm Tử Nghi làm thần chủ.
Đình Vĩnh Khê theo tương truyền khởi dựng vào thời Hậu Lê thế kỷ XVII-
XVIII, những dấu tích là những viên gạch vồ thời đó vẫn còn xây tại tường tay ngai
đình hiện nay. Lúc ban đầu đình ở vị trí khác, niên hiệu Khải Định thứ 6 (1921)
được di chuyển về vị trí ngày nay. Theo truyền ngôn, sau khi dựng đình dân làng
bị kiện vì xây trên khu đất ảnh hưởng đến mồ mả của một vị quan lớn. Triều đình
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 128