Page 206 - Di san van hoa An Duong
P. 206

Dương được cắt về huyện An Lão, phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Niên hiệu Duy
              Tân (1907-1909), xã Ngọ Dương, tổng Ngọ Dương thuộc huyện An Dương, phủ
              Kiến Thụy, tỉnh Kiến An.

                   Vùng đất Ngọ Dương có con người sinh cư lập nghiệp từ trước thời Công
              nguyên, bởi trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 sau Công nguyên,

              người dân nơi đây đã đứng dưới cờ của Hoàng Độ người làng Nại Xuyên, đối ngạn
              với Ngọ Dương để đánh giặc Tô Định. Sau này ông hóa tại Ngọ Dương và là Thành
              hoàng làng.

                   Trước kia làng Ngọ Dương có 1 đình, 1 đền, 1 chùa, 1 văn chỉ. Trải qua thời
              gian, binh lửa, hiện nay chỉ còn 1 đền và 1 chùa. Đặc biệt Ngọ Dương có lễ hội bơi
              trải diễn ra tại sông Cổ Bồng, trước cửa đền Ngọ Dương nhân dịp ngày thánh hóa

              25 tháng Chạp. Lễ hội kéo dài từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày 5 tháng Giêng và
              đã được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

                   Ngọ Dương cũng là vùng đất có truyền thống khoa bảng. Tại địa phương có
              nhiều người đỗ đạt khoa cử thời Nho học. Đặc biệt có hai vị đỗ Đại khoa (Đỗ Tiến
              sĩ): Vũ Nghi (không rõ năm sinh, năm mất) đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân,

              khoa thi năm Canh Thìn (1520), niên hiệu Quang Thiệu thứ 5, đời vua Lê Chiêu
              Tông, ông làm quan chức Đô cấp sự trung Bộ Lại. Vũ Kiều(1695-?) đỗ Đệ tam giáp
              Đồng tiến sĩ xuất thân, khoa thi năm Tân Sửu (1721) niên hiệu Bảo Thái thứ 2, đời
              vua Lê Dụ Tông. Ông làm quan đến chức Thừa Chánh sứ, sau khi mất được phong
              tặng chức Hữu thị lang Bộ Hình. Cũng bởi vậy, văn chỉ tại Ngọ Dương là văn chỉ

              của cả tổng, nơi tập hợp sinh hoạt tế lễ Khổng Tử và các tiên Nho theo hai mùa
              xuân, thu nhị kỳ của Hội Tư văn tổng Ngọ Dương.

                   Đền Ngọ Dương thờ Thành hoàng là Ngài Hoàng Độ, bởi Hoàng Độ là con
              trưởng trong gia đình bảy anh em, nên từ xa xưa người dân còn thờ phối Thánh
              vương phụ và Thánh vương mẫu của Ngài (bố, mẹ của Ngài Hoàng Độ).

                   Theo  tài  liệu  “Bản  xã  tôn  thần  sự  tích”  bằng  chữ  Hán  Nôm  lưu  tại  địa

              phương và bản thần tích, thần sắc của làng Ngọ Dương do các vị chức dịch làng
              xã khai báo gửi về trên năm 1938, thần tích Thành hoàng làng Ngọ Dương được
              tóm lược như sau:

                   Thời  đầu  Công  nguyên,  thế  kỷ  thứ  I,  tại  làng  Nại  Xuyên,  huyện  Kim
              Thành, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có gia đình ông Hoàng Công Nhiên và

              bà Lê Thị Phương. Hai ông, bà sinh được bảy người con: Hoàng Độ, Hoàng



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    206
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211