Page 207 - Di san van hoa An Duong
P. 207

Công Uy, Hoàng Công Thượng, Hoàng Công Đức, Hoàng Cao, Hoàng Thị Hộ
             và Hoàng Thị Bộ. Thời ấy, Ngọ Dương vùng đất đối ngạn với làng Nại Xuyên
             qua sông Cổ Bồng, còn là vùng sông nước bao bọc, dân cư thưa thớt. Người
             dân Ngọ Dương sống chủ yếu bằng nghề sông nước, đánh bắt thủy sản. Khi

             nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, bảy anh em Hoàng Độ đã tuyển mộ dân
             quanh vùng, trong đó có Ngọ Dương để tham gia vào cuộc khởi nghĩa. Do thạo
             về  sông  nước,  nên  đội  nghĩa  binh  của  bảy  anh  em  họ  Hoàng  sung  vào  lực

             lượng thủy binh của quân khởi nghĩa. Trong nhiều trận chiến đấu ác liệt với
             quân thù, đội quân của bảy anh em Hoàng Độ đã lập được nhiều chiến công
             to lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Qua vài năm đất nước hòa
             bình, nhà Đông Hán lại mang quân sang xâm lược nước ta. Sau những trận

             đánh ác liệt chống lại kẻ thù, thế cùng, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên sông Hát
             Giang. Bảy anh em họ Hoàng tiếp tục chỉ huy đội quân còn lại để chiến đấu
             chống quân Đông Hán ở các khu vực Hải Dương, Hải Phòng ngày nay. Ngày 25

             tháng Chạp, bảy anh em trên đường về quê hương, khi đến khúc sông thuộc
             Ngọ Dương thì đều hóa. Nhớ tới công lao, nhân dân tổng Nại Xuyên lập các
             đền, miếu để phụng thờ các Ngài. Làng Ngọ Dương lập đền thờ Ngài Hoàng
             Độ, hiệu là Cư sĩ Đại Vương. Ngài Hoàng Độ phụng thờ tại Ngọ Dương thường

             hiển hiện giúp nước, giúp dân.

                   Vào triều Hậu Lý, đời vua Lý Thánh Tông, đất nước có giặc Tống kết hợp với
             quân Chiêm Thành đến xâm lược nước ta. Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt cùng
             nhiều tướng lĩnh của nhà Lý mang quân đánh giặc. Trên đường dẫn binh đánh
             giặc, Lý Thường Kiệt đến Ngọ Dương, đêm trú binh ngủ tại địa phương được Ngài

             Hoàng Độ Cư sĩ báo mộng âm phù đánh giặc. Sau khi đánh đuổi quân xâm lược,
             đất nước thanh bình, vua Lý ban cho dân làng vàng bạc để sửa sang đền, miếu
             phụng thờ và sắc phong gia tặng mỹ tự, thần hiệu cho Ngài Hoàng Độ là “Hộ quốc

             công  thần”.  Đến  đời  nhà  Trần,  Trần  Hưng  Đạo  đánh  thắng  quân  xâm  lược
             Nguyên Mông. Đời Lê, Lê Lợi khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược Minh, đời Hậu
             Lê thắng nhà Mạc giành lại ngôi báu, Ngài Hoàng Độ đều có công âm phù, nên
             được các triều đại ban sắc phong, gia tặng mỹ tự. Ngài Hoàng Độ còn phù giúp

             cho người dân địa phương tránh được thiên tai, dịch họa. Sau này các triều đại
             phong kiến kế tiếp đều ban tặng sắc phong, gia tặng mỹ tự nâng phẩm trật thần
             cho Ngài. Gặp những khi thiên tai hạn hán, địa phương tổ chức cầu đảo tại đền

             đều thấy ứng nghiệm. Trước đây vào dịp hội lễ lớn cả tổng Ngọ Dương tổ chức



              207   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212