Page 221 - Di san van hoa An Duong
P. 221

ĐÌNH, CHÙA KIỀU HẠ, Xã QUốC TUấN





                         ình Kiều Hạ, nằm trong cụm di tích đình - chùa Kiều Hạ, thuộc thôn

                   ĐKiều Hạ, xã Quốc Tuấn được xếp hạng cấp thành phố năm 2008. Cụm
             di tích được mang tên địa danh của chính cộng đồng dân cư đã sản sinh ra nó, đó
             là Kiều Hạ.

                    Từ trung tâm thành phố Hải Phòng có thể đi bằng nhiều phương tiện với

             những ngả đường giao thông thuận tiện khác nhau về thị trấn An Dương, hoặc
             chân cầu Kiến An bên phía huyện An Dương, sau về UBND xã Quốc Tuấn. Từ đây

             hỏi thăm về cụm di tích, chúng ta sẽ được người dân địa phương chỉ dẫn nhiệt
             tình đến khu di tích. Tên xã Quốc Tuấn xuất hiện sau năm 1945, lấy tên vị Anh
             hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn có công chỉ huy quân dân Đại Việt trong hai cuộc
             kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Kiều Hạ ngày nay

             là một trong bốn thôn của xã Quốc Tuấn: Kiều Hạ, Kiều Thượng, Nhu Kiều và Văn
             Xá. Theo danh sách làng xã dưới triều Nguyễn, làng Kiều Hạ có tên là Điều Yêu

             Hạ, thuộc tổng Điều Yêu (còn gọi là Đào Yêu), tổng Đào Yêu có 10 xã: Đào Yêu,
             Đào Yêu Thượng, Đào Yêu Hạ, Đào Yêu Đông, Đào Yêu Trung, Nhu Điều, Tri Yếu,
             Hy Tái, Tiên Sa và Xích Thổ. Năm 1901, các xã có tên Điều được đổi thành Kiều.
             Điều Yêu Hạ đổi thành Kiều Yêu Hạ và sau này được gọi ngắn gọn là Kiều Hạ. Kiều

             Hạ đã trở thành địa danh hành chính của địa phương.

                   Kiều Hạ, tên thuở ban đầu Kiều Yêu Hạ (嬌夭下), theo Hán tự có nghĩa là vùng
             đất tươi đẹp và ở phía dưới. Tên địa danh sau này đến đầu thế kỷ XX được gọi ngắn

             gọn là Kiều Hạ, tuy là cách gọi mới nhưng vẫn cơ bản giữ được ý nghĩa như trên.

                   Kiều Hạ vùng đất, con người hình thành vào thời Hùng Vương và đến thời
             Lý - Trần thế kỷ XII - XIII được ổn định. Những căn cứ để xác định đó là Thành
             hoàng làng Kiều Hạ phụng thờ là 4 vị danh tướng của thời Hùng Duệ Vương gồm:
             Cao Sơn, Quý Minh, Chiêu Văn và Chiêu Minh. Trong đó hai ông Chiêu Văn và

             Chiêu Minh (sau được đổi tên là Hoàng Triều và Hoàng Bá) là người địa phương
             Kiều Hạ. Một cứ liệu khác để chứng minh, tại chùa Kiều Hạ (Linh Quang tự) còn
             tấm bia đá dựng niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1700), nội dung ghi rất nhiều người

             công đức trùng tu ngôi chùa, bia cũng ghi chùa Linh Quang là danh lam cổ tích
             có từ rất lâu đời. Xưa kia Kiều Hạ có 1 đình, 1 chùa và 3 miếu, miếu Sộp, miếu Liệu



              221   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226