Page 216 - Di san van hoa An Duong
P. 216
Đến ngày rằm tháng 5, năm Bính Ngọ, giờ Ngọ, bà Chính sinh hạ một người
con trai mặt mũi khôi ngô, dĩnh ngộ, ở giữa phần bụng có nốt ruồi son như hình
ngôi sao, khác hẳn người thường, nên mới đặt tên là Phạm Hồng. Đến năm lên 9
tuổi, được cha mẹ cho đi học, rất sáng dạ, tinh thông vạn sách, dân làng cùng cha
mẹ đều hài lòng, yêu mến.
Đến năm 18 tuổi, người cha qua đời, gia cảnh bần bách, nhưng Phạm Hồng
càng quyết chí học hành, phụng dưỡng mẹ già, phụng hiếu người cha qua ba
năm. Vào thời ấy, nhân lúc triều Lý Nam Đế đang suy, giặc Ma Na mang quân tới
biên thuỳ, hòng cướp nước ta. Triều thần lúc đó không ai dám ra đảm đương
trọng trách đánh giặc. Vua phải truyền hịch ra thiên hạ để chiêu mộ hiền tài đi
dẹp giặc. Ông Phạm Hồng hay tin, thưa với mẹ rằng: “Con muốn bắt chước như
thánh hiền đời trước, ra lập công danh ở chốn sa trường, dẫu có chết lấy da ngựa
bọc thây thì mới là trượng phu, có chí khí và sau mới báo đáp được công đức của
cha, mẹ sinh thành, lưu được danh thơm muôn thuở”. Thấy lời nói ấy, bà mẹ
bằng lòng cho đi. Ông đến kinh đô bái yết nhà vua. Vua thấy ông diện mạo phi
thường, liền hỏi tên họ, quê quán, thử tài nghệ, văn sách, ông đều ứng đối trôi
chảy. Vua phong cho chức “Trung phẩm đại tướng” mang quân đi dẹp giặc. Đại
quân chia ra hai đường thủy, bộ tiến thẳng đến Bàng Châu, nơi có giặc Ma Na
chiếm giữ. Mới đánh một trận thì lũ giặc tan chạy, ông mang quân ca khúc khải
hoàn về triều. Vua lấy làm mừng, mở yến tiệc khao thưởng quân, sĩ, rồi phong cho
ông chức “Lễ Bộ Chính công thần”. Nhận chức tước xong, ông nghĩ đến mẹ già và
quê hương, bèn tâu vua xin về vinh quy bái tổ. Về quê nhà ông mở yến tiệc mời
tất cả dân làng tới cùng vui chung. Trong lúc yến ẩm, ông nói với mọi người rằng:
Trời sai ta xuống, sự vinh hiển cũng do trời, nay công thành danh toại, ta làm bài
thơ để lại:
Tam doanh biệt hữu tiểu trì đài
Cung quán vô tư hướng thủy khai
Phẩm đề phong nguyện thi thiên thủ
Ký ngạo càn khôn tửu nhất bôi
Thù tạc vị trừ dân vị tĩnh
Ngã lưu danh tích bốn phương hôi.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 216