Page 214 - Di san van hoa An Duong
P. 214
ĐÌNH, CHÙA CốNG MỸ, Xã NAM SƠN
ình, chùa Cống Mỹ thuộc thôn Cống Mỹ, xã Nam Sơn. Ngôi đình và
Đchùa mang chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó, đó chính
là Cống Mỹ. Đình, chùa Cống Mỹ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải
Phòng từ năm 2007.
Từ trung tâm thành phố theo các ngả đường phố khác nhau đi về thị trấn An
Dương, đi qua cầu Rế đến Ủy ban nhân dân xã Nam Sơn, hỏi thăm về đình, chùa
Cống Mỹ, du khách sẽ được người dân chỉ dẫn tận tình đến di tích cần tìm. Cũng
có thể đi từ trung tâm thành phố ra Quốc lộ 5, đi khoảng 5 km đến địa phận xã
Nam Sơn, từ đây hỏi thăm về di tích chúng ta đến đình, chùa Cống Mỹ cũng rất
thuận tiện.
Cống Mỹ (貢美),theo Hán tự nghĩa là tôn vinh những nét đẹp trong cuộc
sống. Xa xưa Cống Mỹ có tên là Cống Hiến, năm 1901 được đổi thành Cống Mỹ.
Cống Mỹ là xã thuộc huyện Giáp Sơn (còn có âm đọc là Hiệp Sơn), phủ Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương. Đến niên hiệu Duy Tân (1907-1916), xã Cống Mỹ thuộc tổng
Quỳnh Hoàng, huyện An Dương, tỉnh Kiến An.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nam Sơn bao gồm địa phận 3 xã Ái
Quốc, Quỳnh Cách, Phan Trinh. Tháng 5 năm 1950, thành lập xã Bắc Sơn, bao
gồm Hà Liên, Quỳnh Cách, Phan Trinh, Ái Quốc.
Tháng 5 năm 1956, xã Bắc Sơn tách thành hai xã Nam Sơn và Bắc Sơn như
hiện nay. Xã Nam Sơn bao gồm các thôn: Cống Mỹ, Lương Quán, Mỹ Tranh,
Quỳnh Hoàng, Vật Cách Thượng, Vật Cách Hạ.
Vùng đất Cống Mỹ được con người khai hoang, mở đất muộn nhất vào trước
thế kỷ VI, bởi thế kỷ VI, địa phương đã có Ngài Phạm Hồng Công làm tướng của
nhà nước Vạn Xuân. Ông có công đánh đuổi giặc ngoại xâm và được tôn thờ làm
Thành hoàng làng Cống Mỹ.
Làng Cống Mỹ có 1 đình, 1 chùa (chùa Bầu - Linh Quang) và 1 miếu Chúa
Bà, nhưng thần tích Chúa Bà chưa rõ.
Trải qua những chặng đường lịch sử, người dân Cống Mỹ đã kế thừa phát
huy được tinh thần yêu quê hương, đất nước từ thời Ngài Phạm Hồng Công -
tướng quân của triều tiền Lý. Đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 214