Page 14 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 14
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
đã ký kết với thần linh một giao ước tồn tại”. Người Do Thái tin vào điều này, vì vậy,
họ tuyệt đối không bao giờ hủy bỏ giao ước. Tất cả công việc buôn bán, đều tuyệt đối
dựa vào hợp đồng. Ai không thi hành hợp đồng, sẽ bị xem là đã vi phạm ý chỉ của
Thiên Chúa, không bao giờ được tha thứ, phải nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm, đề
xuất yêu cầu bồi thường một cách không vị nể.
Thứ hai, người Do Thái rất giỏi kinh doanh, hiểu rõ quy tắc kinh doanh và thông lệ
quốc tế. Họ hiểu rằng, nội dung của hợp đồng là một điều kiện quan trọng và mang
tính bắt buộc. Quy cách sản phẩm được quy định trong hợp đồng là 100g mỗi lon,
nhưng nhà xuất khẩu A lại giao đến 150g mỗi lon. Tuy trọng lượng nhiều hơn đến
50g, nhưng bên bán giao hàng không đúng theo quy định trong hợp đồng, đồng
nghĩa với việc vi phạm hợp đồng. Theo thông lệ quốc tế, thương nhân Do Thái B có
quyền từ chối nhận hàng và buộc đối tác phải bồi thường.
Thứ ba, trong câu chuyện trên đây, còn có cả vấn đề hiệu quả kinh doanh. Thương
nhân Do Thái khi mua bán những sản phẩm có quy cách khác nhau, là đều có mục
đích kinh doanh riêng của mình, bao gồm thích ứng với thị hiếu và thói quen của
người tiêu dùng, tình hình cung ứng trên thị trường, sách lượt đối phó với các đối
thủ cạnh tranh... Nếu như số lon nấm nặng 150g mà nhà xuất khẩu A chuyển đến lại
không thích ứng với thói quen của người tiêu dùng, dù mỗi lon có tăng thêm 50g và
không tăng giá, thương nhân Do Thái B cũng không tiếp nhận, vì đều này sẽ làm
hỏng kế hoạch kinh doanh của ông ta, có thể dẫn đến những tổn hại cho phương
hướng và mục tiêu kinh doanh, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thứ tư, việc phát sinh tình huống trên đây, còn có thể mang đến những phiền phức
ngoài ý muốn cho thương nhân Do Thái B. Giả sử đất nước sở tại của thương nhân
Do Thái B có chế độ quản lý xuất nhập khẩu tương đối nghiêm khắc, giấy phép nhập
khẩu của ông là mỗi lon 100g, nhưng trên thực tế lại là 150g, Như thế, trọng lượng