Page 47 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 47
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
không dám tin tưởng. Con người là sinh vật có tình cảm, nhưng tiền bạc lại không có
tình cảm.
Đến đây, có lẽ chúng ta sẽ hỏi: nếu người Do Thái đã không tin tưởng vào người
khác, luôn cảm thấy không yên tâm đối với người khác đến như vậy, phải chăng họ
sẽ tự khép kín mình? Rõ ràng là không. Nếu không, làm sao họ có thể trở thành
“thương nhân hàng đầu thế giới?”.
Mạng lưới quan hệ làm ăn của người Do Thái là vô cùng rộng lớn, họ cũng tích cực
tiến hành hợp tác ngoại thương với các đối tác, thành lập các công ty liên doanh.
Đương nhiên, họ cũng không thể tin tưởng vào người nước ngoài, càng đặc biệt
không tin tưởng vào thành ý tuân thủ hợp đồng của họ. Như thế, người Do Thái phải
xử lý vấn đề đó bằng cách nào?
Người Do Thái làm việc hết sức cẩn trọng, không bao giờ cho phép mình được cẩu
thả. Họ không bao giờ dễ dàng tin tưởng vào những lời hứa mà đối tác đã đưa ra
trong những cuộc giao dịch làm ăn. Ngay cả khi đã ký kết hợp đồng với đối tác, họ
vẫn luôn giữ một thái độ ngờ vực. Để có thể khiến đối tác tuân thủ và thi hành các
điều khoản trong hợp đồng, họ sẽ không tiếc tiền của, mời cho được người tài giúp
mình giám sát đối phương, để bảo đảm lợi ích của họ không bị xâm phạm.
Den Fujita đã kể lại một kinh nghiệm của chính mình:
Một lần nọ, Den Fujita đang bận xử lý một số thư tín trong vãn phòng làm việc của
mình. Đột nhiên, có một luật sư gọi điện đến chỗ ông: “Chào ngài Den Fujita, tôi có việc
muốn thỉnh giáo ngài, khống biết bây giờ ngài có rảnh không?”.
Thực sự thì ông đang rất bận, các thư tín thương mại vừa mới nhận được đều rất
quan trọng và cần xử lý ngay, vì vậy ông đã thẳng thắn từ chối. Nhưng luật sư kia vẫn
cứ nài nỉ: “Bất luận thế nào, xin ngài cũng hãy dành ra một chút thời gian gặp tôi”.