Page 43 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 43
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Thương nhân Nhật Bản trông thấy điệu bộ của họa sĩ Do Thái, tưởng rằng ông ta
đang vẽ ký họa cho mình. Tuy đang phải ngồi đối diện với nhau, không thể thấy được
họa sĩ vẽ như thế nào, nhưng ông vẫn cố gắng giữ tư thế cho thật đẹp.
Thương nhân Nhật Bản cứ ngồi bất động như thế, mắt nhìn người họa sĩ đang chăm
chú đưa bút trên bản vẽ, lâu lâu lại đưa ngón tay cái về phía mình. ít nhất cũng đã 10
phút trôi qua.
“Được rồi! Vẽ xong rồi”. Người họa sĩ dừng bút và nói.
Vừa nghe người họa sĩ nói vậy, thương nhân Nhật Bản bèn thở phào một tiếng, lập tức
đứng bật dậy, chạy về phía người họa sĩ, nhưng khi trông thấy bức tranh mới sững sờ
kỉnh ngạc. Thì ra, nãy giờ người họa sĩ không hề vẽ chân dung của mình, mà chỉ chăm
chú vẽ ngón tay của ông ta mà thôi,
Thương nhân Nhật Bản vừa xấu hổ vừa tức giận, bền cằn nhằn họa sĩ Do Thái:
“Tôi đã có ý tạo dáng cho ông vẽ, mà ông... ông lại muốn trêu tôi”.
Họa sĩ Do Thái bật cười traded: “Tôi nghe nói ông rất sáng suốt trong chuyện làm ăn,
nên mới cố ý kiểm tra ông thử. Ông không hỏi người khác đang vẽ gì, đã vội cho rằng
đang vẽ chính mình, lại còn cố gắng chỉnh thế, tạo dáng. Chỉ xét trên điểm này thôi, đã
thấy ông còn ở trình độ kém xa so với các thương nhân Do Thái”.
Bấy giờ, thương nhân Nhật Bản mới như chợt tỉnh giấc mộng, nhận ra đâu là sai lầm
của mình.
Cho dù làm ăn với một người quen, thương nhân Do Thái cũng tuyệt đối không vì đã
từng hợp tác thành công mà buông lỏng việc thẩm tra những điều kiện, yêu cầu của
đối tác trong một cuộc làm ăn mới. Làm như vậy, chí ít cũng có được hai điều lợi: