Page 39 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 39

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




                  Chương II Thành Tín, Giữ Cho Quan Hệ



                           Làm Ăn Được Mãi Trường Tồn





                                                Thủ tín với người


               Có một câu nói rất hay: “Đau khổ lớn nhất của con người không phải là bị người khác

               lừa dối, mà là không được người khác tin tưởng”. Nghĩ kỹ hơn một chút, câu nói ấy

               muốn nhắc nhở chúng ta: giữ chữ tín với người khác là một chuẩn tắc hành động

               quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người.


               Làm cách nào để có thể giữ chữ tín với người? Trước tiên chúng ta sẽ bàn đến vấn đề

               “thành tín”, đây là yêu Cầu tối thiểu trong việc giữ chữ tín với người.


               Trong cuộc sống bôn ba làm ăn của người Do Thái, họ đã phải gánh chịu rất nhiều

               hành  động bài  xích và  cái  nhìn kỳ  thị  của các dân tộc khác, cũng đã  gặp phải rất

               nhiều lời nói cùng thủ đoạn lừa gạt. Nhưng trước sau, họ vẫn hết lòng tin tưởng vào

               giáo huấn của Thiên Chúa: “Tuân thủ giao ước, sống thành thực, quan tâm đến tha

               nhân, sau khi chết mới có thể được lên thiên đàng”. Trong lĩnh vực thương nghiệp,

               họ càng cảm nghiệm một cách sâu sắc việc giữ được sự tín nhiệm của đối tác là cơ sở

               để  giao  dịch  có  thể  đi  đến  thành  công.  Người  Do  Thái  tuân  thủ  giao  ước,  nhưng
               không phải lúc nào cũng ký kết hợp đồng trên giấy. Bất kể là một giao ước được thực

               hiện trên văn bản, hay là một lời hứa miệng, chỉ cần họ đã thừa nhận là một giao

               ước, thì sẽ tuyệt đối tuân thủ. Đức tính tôn trọng chữ tín, tuân thủ pháp luật cao đẹp

               của người Do Thái đã mang lại cho họ một uy tín và danh dự rất lớn.


               Theo lý mà nói, người Do Thái là một dân tộc không có quốc gia, bị thế giới dồn tới

               đuổi lui, rất dễ tạo nên trong họ khuynh hướng hành động theo “sách lược ngắn hạn”
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44