Page 37 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 37
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Tuy nhiên, trong câu chuyện, phương thức trung phạt lại không trực tiếp giáng
xuống đầu của kẻ vi phạm giao ước, như người thanh niên trong câu chuyện uống
rượu say rồi tự mình ngã xuống giếng chết, hoặc để con chồn lông vàng cắn anh ta,
khiến anh ta bị bệnh dại mà chết. Câu chuyện đã để cho hai người con trai phải gánh
lấy tội lỗi của cha mình, khiến người đọc khó lòng tránh được cảm giác bất nhẫn.
Kỳ thực, đó là một câu chuyện khuyên người làm thiện, tuân thủ giao ước. Ý nghĩa
căn bản của câu chuyện là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều phải tuân thủ giao
ước. Nếu để người vi phạm giao ước chết đi, thì sẽ không còn phù hợp với tín điều
“ghét tội, nhưng không ghét người có tội” của người Do Thái, cơ hội thực thi lại giao
ước cũng không còn nữa, cô gái tuân thủ giao ước đành phải một mình chịu đựng
đau khổ, sống cảnh phòng không chiếc bóng trong suốt quãng đời còn lại.
Vì vậy, câu chuyện đã không hề tiếc thương khi để sự trừng phạt giáng xuống hai
đứa con vô tội. Ớ điểm này, những đứa trẻ chỉ là hình ảnh tượng trưng cho hậu quả
tồi tệ nhất của hành vi bội ước (người Do Thái xem trọng con trai nối dòng, có thể
sánh ngang với quan niệm thừa tự mà người Trung Quốc vẫn luôn đề xướng “bất
hiếu có ba điều lởn, không con nối dõi là điều bất hiếu nhất”. Đó cũng là nguyên nhân
vì sao câu chuyện không xem người vợ cưới được là thành quả đáng giá nhất trong
hành động bội ước của người thanh niên). Đó chính là ý nghĩa nội tại được rút ra từ
hành vi bội ước trong câu chuyện, biến bội ước thành một hành vi thuần túy vô vị,
thậm chí là một hành vi tự chuốc khổ cho mình. Người bội ước trong câu chuyện đã
hai lần có được hạnh phúc, nhưng cuối cùng lại phải chịu đọa đày đau khổ bên trong
“hạnh phúc” đó.
Qua ý nghĩa then chốt của câu chuyện, chúng ta có thể nói đây mới chính là liệu pháp
chữa trị hữu hiệu nhất cho “căn bệnh bội ước”.