Page 33 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 33
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Người anh cả nói: “Nếu không phải tôi đã dùng kính vạn dặm nhìn thấy cáo thị, chúng
ta sẽ chẳng bao giờ biết chuyện công chúa mắc bệnh mà đến đây cứu chữa”.
Người anh thứ nói: “Nếu không có tấm thảm thần của tôi, làm sao chúng ta có thể
vượt qua một quãng đường xa xôi để kịp thời tìm đến kinh thành chữa bềnh cho còng
chúa”.
Người em út nói: “Nếu không có quả táo thần, dù cỏ đến được nơi đây, cũng không thể
trị khỏi bệnh cho công chúa”.
Nhà vua tuyên bố: “Phò mã là người em út đã mang quả táo đến cứu công chúa”.
Lý do là: Người anh cả vẫn còn nguyên vẹn ống kính vạn dặm; người anh thứ vẫn còn
nguyên vẹn tấm thảm bay; chỉ có người em út vì đã đứa quả táo cho công chúa ăn, nên
không còn sở hữu được gì nữa.
“Talmud” có nói: “Một người muốn phục vụ cho người khác, điều quý trọng nhất là
có thể dâng hiến mọi thứ trong con người mình cho tha nhân”.
Câu cách ngôn trích dẫn trong “Talmud” trên đây thật là hữu lý. Tuy nhiên, đứng từ
góc độ tuân thủ giao ước để
mổ xẻ câu chuyên, chúng ta có thể phát hiện, “Talmud” lại một lần nữa sử dụng đến
thủ thuật.
Trên thực tế, thông cáo của nhà vua là một lời hứa, trong cách nhìn của người Do
Thái, nó đã có đầy đủ ý nghĩa “pháp luật”, tất yếu phải thực hiện. Trong thông cáo đã
nói rõ, ai trị khỏi bệnh cho công chúa, nhà vua sẽ gả công chúa cho người ấy. Bấy giờ,
cả ba anh em đều đã có công trong việc chữa trị cho công chúa. Hơn nữa, đúng như
họ đã nói, đóng góp của họ là không thể chối cãi được. Vì vậy, chí ít mỗi người trong
ba anh em đều có một phần quyền lợi, có thể yêu cầu trở thành phò mã.