Page 28 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 28
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
thành mục tiêu của họ. Họ lợi dụng quốc tịch của quốc gia này để tiến hành hoạt
động kinh doanh xuyên quốc gia.
Bản lĩnh khéo dùng quốc tịch của người Do Thái có quan hệ mật thiết với cuộc sống
phiêu dạt và liên tục bị bức hại trong hơn 2000 năm qua của dân tộc này. Sau khi
mất đi quốc gia, người Do Thái phải sống phân tán khắp nơi trên thế giới, tìm kiếm
một vùng đất có thể sinh tồn và phát triển. Tại một số quốc gia, người Do Thái đã có
thể định cư yên ổn và phát huy tài năng trí tuệ của mình. Nhưng ở một sô" quốc gia
khác, họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bức hại, thậm chí bị tịch thu tài sản, thảm sát.
Một số quốc gia trở thành thiên đường kinh doanh của người Do Thái. Nhưng ở một
sô" quốc gia khác, họ lại gặp phải những vấn đề rắc rối về pháp luật, thuế khóa.
Trong cuộc sống sinh nhai phiêu dạt, người Do Thái đã dần dần có được kinh nghiệm
trong việc lựa chọn cho mình một nơi dừng chân thích hợp. Đặc biệt là các thương
nhân Do Thái, dần dần biết cách lợi dụng quốc tịch, tìm ra con đường thuận lợi cho
hoạt động thương nghiệp của mình. Đến nay, lợi dụng quốc tịch đã trở thành một
kinh nghiệm hoạt động thương mại của người Do Thái.
Tuân thủ pháp luật cục bộ, khéo léo trong việc tuân thủ
pháp luật thuần túy
“Tuân thủ pháp luật cục bộ” là khéo léo lợi dụng một bộ phận có lợi, tránh né bộ
phận không có lợi cho mình trong toàn bộ hệ thống pháp luật mà vẫn đảm bảo
không phạm luật về mặt hình thức. Ngoài ra, còn có thêm một mánh khóe khác -
“dùng ngược pháp luật”.
Khoảng năm 1968, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển tăng tốc, cán cân
mậu dịch quốc tế xuất hiện tình trạng xuất siêu. Đồng yên Nhật ngày càng giữ được
vị thế vững chắc trên các thị trường tiền tệ châu Âu, trong khi đồng đô la Mỹ ngày