Page 30 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 30
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Do Thái đã mạnh dạn tuyên bố: dù có phải vay tiền ngân hàng với lãi suất 10%, cũng
vẫn có thể kiếm được một món hời!
Theo những thống kê sơ lược sau đó, tổn thất mà chính phủ Nhật Bản phải gánh chịu
lên đến 453 tỉ yên, bình quân mỗi người dân phải chịu trên dưới 5000 yên, tổng giá
trị tổn thất tương đương với hạng ngạch tiêu thụ trong một năm của công ty thuốc lá
Nhật Bản.
Theo đánh giá của nhà doanh nghiệp Den Fujita, số tiền ấy đã vào túi của những
người Do Thái. Rốt cuộc người Do Thái đã kiếm được bao nhiêu tiền thì rất khó
thống kê. Nhưng đúng như các thương nhân Nhật Bản đã nói, chỉ có người Do Thái
mới có khả năng điều động nguồn tiền mặt lớn đến như vậy.
Người Do Thái đã nhận ra rằng, trong tình trạng biến động lớn, một quy định không
có khe hở lại có thể tạo nên khe hở rất lớn.
Muốn lợi dụng khe hở đó, biện pháp tốt nhất chính là “dùng ngược luật pháp” của
Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản thực hiện chế độ thanh toán trước bằng ngoại hối và cho phép
giải trừ hợp đồng là muốn giúp đỡ cho các thương nhân Nhật Bản làm ăn. Nhưng khi
đến tay của người Do Thái, nó đã đảo thành “làm ăn để có thể thanh toán trước bằng
ngoại hối và được giải trừ hợp đồng”. Người Do Thái khi ký kết hợp đồng và thanh
toán trước bằng ngoại hối, đã có sẵn chủ ý của mình, đó là không cần hàng hóa, mà
chỉ cần đô la. Nói một cách khác, để thu được càng nhiều đô la, họ đã thực hiện chiến
lược bán ra và mua vào.
Trong cuộc giao dịch thua lỗ này của người Nhật Bản, chúng ta có thể nhìn thấy hình
ảnh khác biệt của hai nền ván hóa.