Page 29 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 29
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
càng trở nên yếu thế. Tỉ giá giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ có sự biến đổi to
lớn, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Nhật, tức dự trữ đồng đô la Mỹ của Nhật ngày
càng nhiều.
Trước tình hình đó, người Do Thái đã tập trung tất cả tiền vốn, bán hết đô la Mỹ cho
người Nhật. Bởi họ biết chắc rằng, sự tăng giá của đồng yên Nhật chỉ còn là chuyện
sớm muộn. Các thương nhân Do Thái đánh giá: sự chênh lệch quá lớn trong tỉ giá hối
đoái giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ sẽ là một cơ hội giúp họ phát tài. Vì vậy,
thậm chí họ còn vay mượn ngân hàng, bán đồng đô la vào Nhật.
Sau đó, người Do Thái đã lợi dụng hai điều khoản thanh toán trước bằng ngoại hối
và giải trừ hợp đồng, đường đường chính chính bán ra và mua vào đồng đô la Mỹ
trong thị trường ngoại hối Nhật Bản tưởng chừng đã bị khóa chặt. Phương pháp mà
họ sử dụng là: trước tiên sẽ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
của Nhật Bản, lợi dụng tối đa phương thức thanh toán trước bằng ngoại hối, bán
đồng đô la cho Nhật. Bấy giờ, họ vẫn chưa thể kiếm lợi được gì. Phải đợi đến khi
đồng yên Nhật tăng giá, họ lại dùng đến phương thức giải trừ hợp đồng, tìm cách
mua đồng đô la trở lại. Vừa bán vừa mua, những người Do Thái lợi dụng sự chênh
lệch về tĩ giá do đồng yên Nhật tăng cao để thu về cho mình những khoản tiền khổng
lồ.
Đến khi dự trữ ngoại hối của Nhật đã lên đến mức 12,9 tỉ đô la, chinh phủ Nhật mới
như chợt tỉnh giấc mộng, ý thức được tính nguy hiểm của vấn đề. Khi nguồn ngoại
hối đã lên đến con số 13 tỉ đô la, chính phủ Nhật không thể không tuyên bố đồng yên
tăng giá, từ 360 yên đổi 1 đô la thành 308 yên đổi 1 đô la.
Đều này có nghĩa là, một người Do Thái bán ra và mua vào một đô la, sẽ kiếm được
52 yên Nhật, lời được hơn 10%. Chẳng trách trước khi sự việc xảy ra, một số người